Khám phá "vương quốc bị lãng quên" ẩn khuất trong dãy Himalaya
Kỳ diệu 'vương quốc' của những gốc cây lớn chưa từng thấy ở Quảng Nam / ‘Vương quốc’ của loài lợn rừng ẩn hiện như ma trên nóc nhà Đông Dương
Quanh cảnh Manthangthủ đô "vương quốc lãng quên" Mustang |
Mustang thuộc Nepal giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Trong một khoảng thời gian dài “Vương quốc bị lãng quên” Mustang bị nhầm lẫn với thung lũng huyền thoại Shangri-La được miêu tả trong các tiểu thuyết.
Do tọa lạc ở vị trí địa lý tương đối hiểm trở, vương quốc Mustang đã thực sự bị quên lãng cho tới khi được các nhà thám hiểm tái phát hiện vào năm 1981.
Biện pháp cô lập từ xa xưa, cấm người nước ngoài vào lãnh thổ đất nước, Mustang vẫn giữ được nền văn hóa cổ xưa của nó gần như còn nguyên vẹn. Mustang là nơi cuối cùng trên thế giới vẫn còn giữ được vẹn nguyên những nét văn hóa truyền thống của Tây Tạng.
Mãi đến 1992, chính phủ Nepal mới cho phép có giới hạn một số nhóm người nước ngoài du lịch tới thăm vùng đất này. Chính phủ yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt và trả lệ phí cho chuyến khám phá vương quốc Mustang cổ xưa.
Thủ đô Manthang của vương quốc Lo cổ xưa là quê hương của người Loba, những cư dân đầu tiên của Mustang. Một số học giả các nước cho rằng đây là pháo đài thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất thế giới. Xứng đáng là ứng cử viên trở thành di sản thế giới.
Một giáo sĩ đạo Hindu đứng bên sông Kali Gandaki trước khitiến vào vùng đất Mustang |
Bức trangTantric về sư Liên hoa sinh |
Một "Amchi' Tây Tạng đang kiểm tra thuốc |
Theo truyền thống ở Tây Tạng , các thầy thuốc chính thức được gọi là “Amchi”. Họ thường là con cái của bác sĩ trong gia đình hoàng tộc, phẩm chất tốt, thông minh, sáng dạ và được đào tạo bài bản từ khi còn nhỏ. Amchi chữa bệnh bằng những phương thuốc bí truyền từ những cây cỏ thiên nhiên. Trong xã hội, Amchi rất được tôn trọng, không chỉ là bác sĩ mà họ còn được coi là những nhà hóa học, thực vật học, nhà giả kim thuật và pháp sư.
Tuyến đường ở Mustang đang được xây dựng nối liền Trung Quốc với Nepal |
Trong nhiều thế kỷ, thung lũng sông Kali Gandaki là con đường duy nhất để ra vào Mustang, nó đã từng là tuyến đường quan trọng trong việc buôn bán muối, ngũ cốc, các loại gia vị thịt khô và hàng hóa khác giữa Tây Tạng, Trung Quốc và Ấn Độ.
Một giáo sĩ đạo Hindu đang ngồi thiền trong hangRanbyung, trong một ngọn núi ở dãy Himalya |
Ranbyung là một trong những hang động lâu đời nhất và thiêng liêng nhất trong dãy Himalaya. Tương truyền, trong thế kỷ thứ tám, Liên hoa sinh (Padmasambhava), còn gọi là Guru Rinponche theo phương Tây, đã từng thiền định trong hang này.
Sinh ra ở Ấn Độ trong một gia đình Bà la môn, Liên hoa sinh theo Phật giáo. Sư đi qua Mustang trước khi đi đến Tây Tạng để giảng giải về Phật pháp. Cư dân Mustang của rất tự hào về thực tế này và họ coi sư Liên hoa sinh chính là Đức Phật thứ hai.
Vào thế kỷ thứ tám, các nhà sư ở tu viện Samye đã sử dụng mặt nạ này trong một điệu nhảy do sư Liên hoa sinh sáng tạo nên |
Những người phụ nữ ở Mustang đeo gùi chứa đầy cỏ làm thức ăn cho gia súc |
Người phụ nữ đang nướng ngũ cốc làm thức ăn cho gia đình. Ở đây, gỗ rất hiếm, người dân phải sử dụng khô của gia súc làm nhiên liệu |
ThápChortens còn sót lại ở thung lũng |
Cha và con đang đập lúa bằng công cụ thô sơ |
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản