Khám phá

Khi về già, thái giám phải rời cung, họ sẽ trải qua tuổi già ảm đạm như thế nào

Trong xã hội phong kiến xưa, cung nữ có thể rời cung trước 25 tuổi, còn thái giám phải bán mạng làm việc đến khi già yếu, không còn sức lao động rồi bị đuổi khỏi cung. Vậy sau khi xuất cung, cuộc sống của họ sẽ như thế nào?

Những con tàu ma trong sa mạc / Bộ tộc có đôi mắt xanh hiếm lạ ở Indonesia

Thái giám là một vị trí không thể thiếu trong các cung đình Trung Quốc thời xưa. Họ cẩn thận phục vụ các chủ nhân sống trong cung, chỉ cần sơ suất, có thể họ sẽ bị chém đầu. Vì vậy thái giám là nhiệm vụ khó khăn nhất thời cổ đại. Khi về già và không thể làm được gì, họ bị đuổi khỏi cung vì Hoàng cung không phải là nơi chăm sóc họ khi không còn sức lao động. Đây chính là số phận của những thái giám dưới triều đại nhà Thanh năm xưa.

Thái giám xuất cung 0

Thái giám xuất cung khi về già, họ sẽ sống như thế nào? (Ảnh minh họa)

Trước khi xuất cung, những thái giám này chính là 'làm trâu, làm ngựa' cho giới quý tộc.Nhưng sau khi xuất cung thì cuộc sống của họ sẽ trôi dạt phương nào?

Trong lịch sử, trong cung, bất cứ khi nào một số thái giám già không thể làm gì được, họ sẽ miễn cưỡng rời khỏi nơi mà họ sẽ ghi nhớ suốt đời. Tất nhiên, hầu hết các chủ nhân trong cung đều sẽ “trợ cấp” một chút ngân lượng cho thái giám. Khi rời cung, hầu hết các thái giám mắt đều đã kém, không vợ con, không người thân. Dù có người thân thì họ cũng không chấp nhận chăm sóc thái giám. Hơn nữa, việc trở thành thái giám được coi là điều xấu hổ, có lỗi với tổ tiên, và gia đình thường không muốn chấp nhận họ. Bởi vậy khi qua đời, họ cũng không được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên.

Thái giám xuất cung 1

(Ảnh minh họa)

 

 

Trong lịch sử, điểm đến cuối cùng của họ về già sau khi xuất cung được chia thành ba loại:

 

Hoạn quan

Hoạn quan là cái tên mà người ta thường gọi cho thái giám cấp cao. Thứ quyền lực của hoạn quan vô hình, vô biên tới mức đủ để khuynh đảo triều chính. Không ít người khi được hoàng đế tin dùng đã mặc sức chuyên quyền, “hô phong hoán vũ” làm loạn triều dã, thậm chí còn có thể giết hại Hoàng đế. Ví dụ như Ngụy Trung Hiền của nhà Minh, Cao Lực Sĩ của nhà Đường, Triệu Cao của nhà Tần…

Đối với những thái giám có tên tuổi như này thì sẽ không phải đau đầu vì việc dưỡng già. Ngoại trừ việc không có con đẻ thì họ có tất cả mọi thứ. Tuy nhiên, thực tế thật phũ phàng. Rất ít thái giám cấp đại thần này có thể sống sót và hưởng thụ cuộc sống về già vì họ thường phạm quá nhiều tội lỗi khi nắm quyền nên sớm muộn gì cũng phải đền tội.

Thái giám xuất cung 3

(Ảnh minh họa)

 

 

Tất nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ đối với những viên hoạn quan trong lịch sử Trung Quốc, đó là Trịnh Hòa - tổng chỉ huy bảy chuyến đi của hạm đội kho báu của nhà Minh Trung Quốc, từ năm 1405 đến năm 1433 sang Phương Tây và đã chết một cách vinh quang khi trở về bờ biển phía Tây của Ấn Độ.

Thái giám quyền lực

Những thái giám quyền lược sẽ được may mắn hơn, chẳng hạn như Lý Liên Anh. Trong suốt những năm phục tùng Từ Hy, Lý Liên Anh luôn biết tận dụng thời cơ và mưu trí hơn người để tích cóp gia tài, thậm chí ông còn xây vương phủ tráng lệ như 1 cung điện cho riêng mình ở Bắc Kinh, sống 1 cuộc sống xa hoa, ăn chơi sa đọa. Nhưng những nhân vật như vậy không có nhiều, phần lớn thái giám sẽ gặp khó khăn trong việc dưỡng lão khi về già. Sau khi "nghỉ hưu" thường thì họ sẽ chọn ở chùa, bởi chỉ có ở nơi đó họ mới được chấp nhận.

Thái giám xuất cung 0

(Ảnh minh họa)

 

 

Thái giám không tiền và quyền lực

Đây có lẽ là tình trạng của phần lớn các thái giám. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc dưỡng lão khi về già. Sau khi "nghỉ hưu" thường thì họ sẽ chọn ở chùa, bởi chỉ có ở nơi đó họ mới được chấp nhận. Các thái giám sau khi rời cung cũng thành lập 1 tổ chức tương trợ, gọi là "Hiệp hội dưỡng lão", có thể coi là 1 nhóm dành cho các thái giám cao tuổi. Họ thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhà chùa bằng cách quyên góp tiền bạc, để có cơ hội có chốn dung thân sau khi nghỉ hưu.

Ngoài ra, Hiệp hội dưỡng lão còn đầu tư mua đất, xây dựng đình chùa làm nơi trú ngụ cho các thái giám, gọi là "miếu thái giám". Theo thống kê, vào cuối triều đại nhà Thanh, có 26 ngôi miếu thái giám trong và ngoài thành phố Bắc Kinh. Các hoạn quan thời nhà Thanh khi còn trẻ đã phải chuẩn bị cho việc dưỡng lão. Đầu tiên, họ cần tích lũy tài sản, sau đó đi quyên góp cho Hiệp hội dưỡng lão thì mới có đủ tư cách tham gia hiệp hội này, và khi về già có thể yên tâm rời khỏi chốn cung đình.

Thái giám xuất cung 2

Ngoài ra, những thái giám nghèo không tiết kiệm được tiền bạc thì chỉ có thể sống lang thang, ăn xin sống tạm bợ qua ngày cho đến khi chết vì đói.

 

Tóm lại, dù là ở trường hợp thái giám nào thì cuộc sống về già của họ rất buồn tẻ, không có người thân, con cái, những khiếm khuyết trên cơ thể thường bị xã hội kỳ thị. Hầu hết các thái giám sẽ cô đơn, trải qua tuổi già ảm đạm trong đau khổ.

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm