Khám phá

Khi xây dựng lăng mộ cho mình, Hoàng đế sợ nhất là gặp phải thứ nàyn ngay cả khi sắp hoàn thành mà gặp phải cũng buộc bỏ dở

Các bậc đế vương thời xưa rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ. Họ bắt đầu xây dựng lăng tẩm từ khi mới lên ngôi. Nhưng khi xây dựng, Hoàng đế rất sợ gặp phải đá mẹ, vì nếu gặp phải thì dù đang ở giai đoạn nào cũng phải bỏ dở.

Clip: Khi hà mã bị bao vây bởi một đàn sư tử / Loạt bí ẩn vẫn tồn tại 10 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích: Thuyết âm mưu nào ghê gớm nhất!

Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện bình thường trên đời và điểm đến cuối cùng của con người là lăng mộ. Điều này là không thể thay đổi đối với tất cả mọi người. Dù khi còn sống có được cuộc sống vinh hoa phú quý đến đâu thì cuối cùng cũng chỉ ở bên hoàng thổ. Các bậc đế vương thời xưa cảm thấy, chỉ cần lăng mộ được xây dựng hoành tráng nguy nga thì bản thân sau khi chết vẫn được sống trong nhung lụa.

đá mẹ 5

Khi xây dựng lăng mộ cho mình, Hoàng đế sợ nhất là gặp phải đá mẹ.

Để xây dựng lăng mộ cho mình, họ phải lên kế hoạch cẩn thận, từ khâu thăm dò đến thiết kế đã tiêu tốn rất nhiều nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian. Để con cháu mình có thể duy trì vĩnh viễn ngôi báu, các bậc đế vương đã tốn không ít tâm sức để tìm những mảnh đất có phong thủy đẹp làm nơi đặt lăng mộ mình. Người Trung Quốc tin rằng, việc lựa chọn địa hình, địa thế, phương hướng của âm trạch (nhà cho người chết, chỉ lăng mộ) sẽ ảnh hưởng tới vận mệnh của con cháu. Do vậy, việc lựa chọn phong thủy để xây dựng âm trạch được đặc biệt chú ý, thậm chí hơn cả việc xây cất nhà cửa cho người sống.

đá mẹ 1

Có điều, công nghệ thăm dò tương đối lạc hậu nên không thể tránh được những tai nạn. Và một trong những tai nạn mà vị Hoàng đế nào cũng sợ ặp phải đó chính là đá mẹ. Tại sao lại như vậy?

Nguồn gốc của đá mẹ

Đá mẹ loại đá vôi tương đối quý hiếm, được ngâm trong mạch nước ngầm hàng nghìn năm. Sự xuất hiện của nó có nghĩa là dưới vùng đất này có nguồn nước ngầm dồi dào. Vì vậy, để tránh lăng mộ bị xói mòn bởi nước ngầm, các bậc đế vương đều tránh những nơi có mạch nước ngầm. Suy cho cùng, chẳng Hoàng đế nào lại muốn sau khi qua đời, lăng tẩm của mình bị ngập lụt.

 

đá mẹ 0

Từng có vị vua kém may mắn khi gặp phải điều này

Lịch sử đã ghi nhân có một vị Hoàng đế không may gặp phải trường hợp này, đó chính là Hoàng đế Đạo Quang. Vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh ban đầu chọn xây dựng lăng mộ ở Đông Lăng nhưng vì gặp phải đá mẹ mà lăng mộ đó phải đập bỏ. Cuối cùng, địa điểm được chọn lại và xây dựng ở Tây Lăng của triều đại nhà Thanh.

đá mẹ 3

Khi Hoàng đế Đạo Quang lên ngôi vào năm 1821, ông đã ra lệnh cho hai Hoàng tử xây dựng lăng tẩm ở Đông Lăng. Sau 6 năm, vào năm 1827, lăng tẩm được hoàn thành nhưng một điều không may đã xảy ra. Vào tháng 9 cùng năm, Hiếu Mục Thành Hoàng hậu qua đời, Hoàng đế Đạo Quang đã ra lệnh chôn cất bà trong lăng mộ. Không bao lâu sau thì trong lăng bị một dòng nước ngầm dội xuống.

 

đá mẹ 0

Hoàng đế Đạo Quang rất tức giận nên cử người đến điều tra sự việc. Kết quả của cuộc điều tra là một người công nhân đã tìm thấy viên đá mẹ ngay từ đầu nhưng đã lấp liếm và không khai báo. Thì ra hai vị Hoàng tử đang giám sát công việc sợ Hoàng thượng trách móc nên sau khi đào đá mẹ, họ đã giấu nhẹm đi. Cuối cùng, hai Hoàng tử bị trừng phạt nặng nề và bị giáng chức, những người chịu trách nhiệm xây dựng lăng mộ đều bị xử tử.

đá mẹ 2

Hoàng đế Đạo Quang đã chọn xây dựng lăng mộ ở Tây Lăng. Đích thân ông hạ chỉ giảm bớt các công trình phụ trong khu lăng mộ sao cho đơn giản không xa xỉ. Các gian điện, lầu gác, lan can đá, tượng voi, ngói lưu li… tiết giảm hợp lý. Khi xây dựng xong, quả thật lăng mộ nhìn từ bề ngoài có phần đơn giản hơn các khu lăng khác của Hoàng đế nhà Thanh.

Dù vậy, theo tài liệu khảo cổ thì nơi đây đã tiêu tốn hết hơn 240 vạn lượng bạc, tốn hơn so với khu lăng của vua Càn Long 37 vạn lượng bạc và vượt qua cả lăng mộ của Từ Hi Thái hậu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm