Khoa học 'đau đầu' với những xác chết không phân huỷ
Vì sao cổng chính Hoàng thành Huế gọi là Ngọ Môn? / Loài cá bơi trong đất: Tuyệt thực 5 năm vẫn sống nhưng không thoát khỏi mũi cuốc của người dân châu Phi
Chúng ta biết rằng, khi không còn duy trì được những chức năng cơ bản của sự sống như lưu thông máu và trao đổi chất - cơ thể sẽ bắt đầu suy thoái: lớp da bợt đi và bong ra, nhãn cầu tan rã, lông tóc rụng dần và cuối cùng chỉ còn lại xương cốt.
Không chỉ vậy, quá trình được đẩy nhanh nhờ giòi bọ và các loài vi khuẩn, khiến cơ thể mục nát, nhanh chóng hòa mình vào Đất Mẹ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bí ẩn - khi thi thể không bị phân hủy dù đã chôn cất vài chục, thậm chí là vài trăm năm...
>> Xem thêm: Giải mã tại sao con người hầu như không bị ung thư tim
"Thi thể bất hoại"có nghĩa là dù ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào, cơ thể không thể bị thối rữa hay phân hủy. Nghe có vẻ khó tin, nhưng hiện có rất nhiều nhà thờ trên thế giới đang trưng bày những “thi thể bất hoại”.
Tuy một số thi thể đã bắt đầu phân hủy nhưng một số vẫn được bảo quản khá tốt sau hàng thế kỷ. Vậy bằng cách nào một thi thể có thể “bất hoại” như thế?
>> Xem thêm: Giải mã 'bí mật' tại sao cây gỗ sưa 'đắt hơn vàng'
Những trường hợp về"thi thể bất hoại"kể trên đều đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp“thi thể bất hoại” khiến nhiều nhà khoa học đau đầu không lý giải được.
Thông thường, những xác ướp được tìm thấy thường trong tình trạng “thạch hóa” nhưng những “thi thể bất hoại” lại khá... mềm. Tuy những xác chết này ở trong điều kiện thông thường và không có dấu hiệu ướp xác nhưng làn da vẫn có sự đàn hồi, dù đã trải qua hàng chục, hàng trăm năm.
>> Xem thêm: Bí ẩn gần 1.000 tượng đá khổng lồ làm 'đau đầu' giới khoa học
Trông họ chỉ giống như đang ngủ hoặc mới chết mà thôi. Kỳ lạ hơn, những xác chết chôn gần đó vẫn trải qua quá trình phân hủy bình thường, thậm chí với tốc độ rất nhanh.
Một trong những trường hợp “bất hoại” nổi tiếng nhất có thể kể đến là Thánh nữ Bernadette, ra đi ở tuổi 35, nhưng đã rất nổi tiếng trong giáo dân vì đã được diện kiến“Đức Mẹ Maria”.
Thánh Bernadette mất vào năm 1879 và được khai quật vào năm 1909, tuy nhiên, thi thể của Thánh nữ không hề phân hủy. Sau đó, Thánh Bernadette được chôn trở lại và đào lên năm 1923.
>> Xem thêm: Có hay không chuyện chim lợn kêu là điềm báo có người chết?
Sau lần khai quật mộ thứ 3, thi thể của Thánh nữ đã được giải phẫu và phát hiện ra ngay cả cơ quan nội tạng cũng còn nguyên vẹn và khá mềm, dễ uốn. Hai bàn tay và khuôn mặt của Thánh Bernadette trông vẫn rất sống động, nhưng đó là do đã được bọc sáp. Bên dưới lớp sáp, lớp da đã hóa nâu.
Dù khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao thi thể có thể được bảo quản “siêu tốt” mà không ướp xác hay có tác động từ môi trường nào, nhưng theo các nhà khoa học, thi thể cuối cùng vẫn sẽ bị phân hủy, chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi. Hiện, Thánh Bernadette được trưng bày tại Nhà thờ Thánh Gildard tại Nevers, Pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'