Không chọn tướng Trung Hoa, Vua Minh Mạng lựa 6 vị tướng Việt Nam huyền thoại nào để thờ ở Võ Miếu?
Nhà thần kinh học giải đáp lý do chó có thể hiểu được tiếng người / Vì sao Càn Long xây cung điện nghỉ dưỡng xa hoa toàn gỗ Kim Tơ Nam Mộc nhưng không lui tới ở?
Theo đó, đây đều là 6 vị tướng có sự nghiệp và những chiến công vô cùng rực rỡ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Theo đó, công trạng của những vị tướng này được liệt rõ ràng, xứng đáng để làm gương cho thế hệ sau.
Theo đó, vua Minh Mạng là người rất chú trọng vào việc chiêu hiền đãi sĩ, đặc biệt là các võ tướng vì ông có khát vọng mở mang bờ cõi. Nhà vua đã bàn với các đại thần vào tháng 9/1835 về việc xây dựng võ miếu để thờ tự danh tướng làm gương cho thế hệ sau.
Các quan thần ban đầu đã đưa lên bản danh sách 12 danh tướng Trung Hoa có tài thao lược. Tuy nhiên nhà vua lại không đồng tình vì cho rằng đất nước ta từ thời mở bờ cõi qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay không hề thiếu lương tướng. Sau đó, vua Minh Mạng đã lệnh các quan tra sử liệu để liệt kê các danh tướng xứng đáng để đưa vào thờ tự khi Võ Miếu xây dựng xong.
Theo đó, dựa trên Sử ký các triều đại An Nam và Thực lục triều Nguyễn ghi chép công trạng bậc khai quốc công thần và trung hưng, các quan thần đã liệt kê ra những danh tướng như Trần Quốc Tuấn thời Trần, Lý Thường Kiệt thời Lý, Trần Nhật Duật, Đinh Liệt, Tôn Thất Thuần, Đào Duy Từ, Chu Văn Tiếp... có thể đưa vào thờ tại Võ Miếu.
Sau khi nghiên cứu và phân tích, vua Minh Mạng đã chọn các tướng Trần Quốc Tuấn đời Trần; Lê Khôi thời nhà Lê; Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến, Tôn Thất Hội và Nguyễn Văn Trương vào thờ ở giải vũ tả hữu nhà Võ Miếu.
Nhà vua lệnh lấy 20 người dân ngoại tịch ở gần miếu sung làm thủ hộ, hàng năm cứ mùa xuân và mùa thu làm lễ tế. Lễ phẩm gồm một trâu, một dê, hai lợn, năm mâm xôi.
Cụ thể, khi lựa chọn các vị tướng đề thờ ở Võ Miếu, vua Minh Mạng đã vô cùng cẩn trọng. Cụ thể trong 5 vị tướng xuất sắc là Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật, Đinh Liệt, Hoàng Đình Ái, Trần Quốc Tuấn…, vua Minh Mạng chỉ chọn Trần Quốc Tuấn khi cho rằng "Trần Quốc Tuấn là vị tướng tinh thông binh pháp, 3 lần đánh tan quân Nguyên - Mông nên ông quá xứng đáng để được tôn thờ".
Nhà vua cũng đánh giá Lê Khôi là vị tướng giỏi nhất của nhà Hậu Lê với công trạng đánh đuổi quân minh, quét sạch quân Chiêm Thành nên đã chọn vị tướng này thờ ở Võ Miếu.
Ở thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến (thời chúa Nguyễn) cũng được Minh Mạng đánh giá xứng đáng là danh tướng 1 đời khi nhiều lần đánh phá quân giặc. Hay như Nguyễn Văn Trương được nhà vua đánh giá là biết theo con đường chính, hướng về nơi sáng, theo đánh dẹp đi tới đâu có công đến đó, "sự nghiệp của họ rực rỡ hơn cả".
Nhà Nguyễn cũng chính là vương triều có nhiều võ tướng được vua Minh Mạng chọn thờ trong Võ Miếu nhất với 4 người là 3 vị tướng thời chúa Nguyễn và 1 vị tướng thời nhà Nguyễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Có bao nhiêu thủy ngân đổ vào lăng Tần Thủy Hoàng? Các chuyên gia nói rằng bạn có thể hiểu được bằng cách nhìn vào những cây lựu gần đó