Không phải Lưu Bị, mưu sĩ từng bị Tào Tháo lừa này mới là quý nhân của cuộc đời Gia Cát Lượng
Giữ chức vụ ngang hàng với Gia Cát Lượng trong triều đình Thục Hán nhưng nhân vật này luôn bị Lưu Bị coi thường, xem nhẹ / Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là mưu sĩ mà Tào Tháo thèm khát có được
Tuy nhiên thực tế không phải vậy, Lưu Bị không phải là quý nhân của Gia Cát Lượng.
Tại sao lại nói như vậy? Hãy cùng tìm hiểu lý do.
Năm xưa Gia Cát Khổng Minh vẫn là một người làm nông, vả lại tuổi còn trẻ, chẳng hề có danh tiếng trong xã hội lúc bấy giờ.
Tuy tự xưng là Ngoạ Long, tự ví với Quản Trọng, Nhạc Nghị thời Xuân Thu - Chiến Quốc, thế nhưng ông lại không có kinh nghiệm rèn luyện trong thực tế, chưa nhận được sự công nhận của mọi người.
Gia Cát Khổng Minh tự xưng là Ngoạ Long, điều này cũng chỉ có một số ít người ở Kinh Châu biết.
Một người dù có tài năng ra sao, nếu chưa từng có kinh nghiệm, cũng chưa từng thể hiện tài năng đó qua hành động và việc làm thực tế, người khác cũng sẽ chẳng tin tưởng, hiển nhiên người đó sẽ không nhận được sự trọng dụng từ họ.
Khi ấy, trong tay Lưu Bị không có nhân tài kiệt xuất, quả thật cần người có tài năng phò tá ông hoàn thành bá nghiệp.
Lúc này quý nhân của Gia Cát Lượng đã xuất hiện. Vị quý nhân ấy chính là Từ Thứ.
Chính Từ Thứ đã tiến cử Gia Cát Khổng Minh trước Lưu Bị, nói rằng tài năng của Gia Cát Lượng hơn mình hàng trăm lần. Lưu Bị tin tưởng vào thời nói của Từ Thứ nên mới có ba lần bái phỏng lều tranh, mời Gia Cát Khổng Minh xuống núi phò tá mình.
Nếu như không có một người uy tín với Lưu Bị như Từ Thứ tiến cử, có lẽ Lưu Bị cũng đã không ba lần đi bái phỏng lều tranh mời Gia Cát Khổng Minh, và có thể Gia Cát Lượng sẽ mãi ở ẩn trong núi sâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc