Không phải nơi chém đầu, Ngọ Môn vẫn khiến các đại thần sợ hãi: Hóa ra là để làm việc này
Cá mập 'khủng' bơi tới gần nhóm thợ lặn để 'cầu cứu': Cái kết bất ngờ! / Quan tài 7 thế kỷ ở Nhà thờ Đức Bà Paris: thi hài như mới chết hôm qua
Chúng ta thường thấy trong các bộ phim cổ trang Trung Hoa có tình tiết khi một đại thần phạm phải đại tội liền bị hoàng thượng hạ lệnh lôi ra cổng Ngọ Môn chém đầu. Nhưng, đừng để phim ảnh khiến chúng ta hiểu nhầm; thực tế, các đại thần đều hốt hoảng khi nghe thấy tên cổng Ngọ Môn nhưng không phải vì đây là nơi chém đầu người phạm tội mà vì một lý do khác.
Cổng Ngọ Môn trong phim ảnh được miêu tả là nơi chém đầu các quan đại thần khi phạm trọng tội. (Ảnh: Baidu)
Thứ nhất, cổng Ngọ Môn là nơi các đại thần nhận vật phẩm do hoàng thượng ban thưởng. Mỗi năm hoàng thượng đều hạ lệnh ban thưởng (hay còn gọi là phát ân điển) cho những quan lại lập được nhiều công lớn. Các đại thần nhận thưởng không phải là trong lúc thượng triều mà phải chờ tới khi bãi triều, họ sẽ đợi ở cổng Ngọ Môn để lãnh ân điển của hoàng thượng.
Thứ hai, đây là nơi tuyên đọc thánh chỉ của hoàng thượng. Mỗi năm hoàng thượng sẽ cho ban bố một thánh chỉ mới tới muôn dân toàn quốc. Tuy nhiên, tại sao hoàng thượng lại ra lệnh đọc thánh chỉ ở Ngọ môn mà không phải trong lúc thượng triều?
Một lý do rất đơn giản là vì có rất nhiều quan chức các cấp làm việc cho triều đình nhưng không phải ai cũng có thể vào trong Càn Thanh cung. Chỉ những vị đại thần mới được tham gia những cuộc họp trọng đại ấy. Một nguyên nhân nữa là do không gian khu thượng triều không đủ cho các tất cả các quan nên hoàng thượng sẽ cho đọc thánh chỉ ở Ngọ môn. Các quan sẽ quỳ ở đây để tiếp chỉ.
Cổng Ngọ Môn là nơi các quan nhận thưởng và tiếp thánh chỉ. (Ảnh: Baidu)
Thứ ba, khi các tướng quân chinh chiến thắng lợi trở về sẽ đến cổng Ngọ Môn để bẩm báo công trạng với hoàng thượng. Hoàng thượng sẽ tiến hành kiểm nghiệm tình hình quân đội, binh sĩ, thiệt hại và các chiến lợi phẩm thu được từ phía quân địch. Đồng thời, hoàng thượng cũng sẽ biểu dương công lao của tướng quân, tiến hành phong vị và ban thưởng luôn tại đây.
Lý do Ngọ Môn là nơi khiếp sợ của các đại thần
Các đại thần khi đến diện kiến hoàng thượng hoặc khi thượng triều đều rất sợ câu lôi ra Ngọ Môn. Đây là câu nói họ thường phải nghe khi chọc giận hoàng thượng hoặc phạm phải đại tội. Quả thật Ngọ Môn là nơi hoàng thượng dùng để trừng phạt các đại thần, nhưng không phải là nơi trực tiếp chém đầu họ. Các quan đại thần mắc tội sẽ bị lôi tới đây và ban cho "trượng hình". Đây là hình thức trừng phạt bằng gậy gỗ đánh vào người.
Nếu như trong các bộ phim, cổng Ngọ Môn là nơi chém đầu đại thần nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Ngọ Môn là cửa chính của cung đình, do đó nếu như sử dụng nơi này làm chỗ để chém đầu quan đại thần sẽ làm ô uế hoàng cung và ảnh hưởng tới vận khí của hoàng thượng.
Còn về các quan đại thần, lý do họ sợ bị đưa tới Ngọ Môn nhận phạt là bởi hình phạt "trượng hình". Trượng hình là do các thị vệ trong Tử Cấm Thành đích thân thực hiện nên sẽ rất đau. Ngoài ra, việc bị lôi xuống trừng phạt trước mặt các đại thần khác khi đang thượng triều sẽ là một chuyện vô cùng mất mặt, vì thế họ không muốn bị phạt ở Ngọ Môn.
Tuy cổng Ngọ Môn không phải là nơi chém đầu trực tiếp các đại thần nhưng họ phải nhận hình phạt tại đây. (Ảnh: Baidu)
Theo cuốn "Minh sử" ghi lại, sự kiện vua Chính Đức vì nổi trận lôi đình đã cho thuộc hạ lôi hơn 130 vị đại thần xuống Ngọ Môn nhận hình phạt. Các đại thần bị phạt bằng "đình trượng". Hậu quả có 11 vị đại thần chết trong lúc nhận phạt còn nhiều vị đại thần khác bị thương nặng rất lâu sau mới khỏi.
Ngọ Môn là nơi hoàng thượng dùng để trừng phạt các đại thần khiến hoàng thượng nổi giận hoặc phạm tội. Tuy không phải nơi chém đầu nhưng đối với một vị đại thần mà nói khi bị lôi xuống nhận hình phạt "đình trượng" không chỉ gây tổn hại về mặt sức khỏe mà còn là một nỗi ô nhục lớn. Chính vì vậy khi nghe đến hai từ "Ngọ Môn" các đại thần sẽ tự khắc mà thận trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất