Không phải Võ Tắc Thiên, Tuyên thái hậu mới là nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa
Hạ Cơ - mỹ nữ phóng đãng khiến nhiều người đàn ông tranh giành / Triều đại cởi mở nhất lịch sử Trung Quốc phong kiến: Không cần quỳ lạy hoàng đế
Một số tài liệu Trung Quốc cho rằng, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa phong kiến. Tuy nhiên, nhà sử học Trần Ảnh Nguyên ở Nam Kinh cho rằng, Tuyên thái hậu mới là "nữ đế" đầu tiên của Trung Quốc. Tuyên thái hậu (? -265 TCN) tên gọi khác là Mễ Nguyệt, hay Mễ Bát Tử, thiếp của vua Tần Huệ Văn, mẹ vua Tần Chiêu Tương.
Trần Ảnh Nguyên đã nghiên cứu về triều Tần (403 - 221 TCN) và đội quân Binh Mã Dũng của vua Tần Thủy Hoàng hơn 40 năm. Ông cũng nghiên cứu về Tuyên thái hậu và viết lại câu chuyện đời bà.
"Sử ký - Nhương hầu liệt truyện" của Tư Mã Thiên ghi rằng: "Chiêu vương tuổi còn nhỏ, Tuyên thái hậu chấp chính, để em trai Ngụy Nhiễm phụ chính". Tuy nhiên, theo nghiên cứu sau này của các nhà sử học, thái tử Doanh Tắc khi đó đã 19 tuổi, cùng độ tuổi lên ngôi với vua Tần Huệ Văn và Tần Vũ.
Nhà sử học Trần Cảnh Nguyên cho rằng, sau khi bị bắt làm con tin ở nước Yên, một nước chư hầu bấy giờ, công tử Tắc mắc căn bệnh quái gở. Khi về Hàm Dương, Tuyên thái hậu phát hiện con không thể chấp chính, liền mượn cớ vua còn nhỏ tuổi để nắm toàn quyền. Tuyên thái hậu trở thành người phụ nữ đầu tiên nhiếp chính của Trung Hoa cổ đại. Do bệnh tình công tử Tắc mấy chục năm vẫn chưa khỏi, nên thời gian thái hậu chấp chính cũng lên tới vài chục năm.
Tuyên Thái hậu bị cho là người vô tình, thủ đoạn cứng rắn và tàn nhẫn hơn cả Võ Tắc Thiên. Sau khi chấp chính, hễ ai buông lời nói xấu sau lưng, bà đều nghiêm trị. Tần Chiêu Vương như người vô hình. Khi lên nắm quyền, Tuyên Thái hậu phong hai em trai làm thừa tướng, phong hai người con trai còn lại làm đại tướng quân.
Theo một số ghi chép ít ỏi, Tần Chiêu Vương luôn ở nằm trong sự cai quản nghiêm ngặt của Tuyên Thái hậu, gần như mất tự do. "Sử ký – Phạm Tuy liệt truyện" cho rằng, người nước Tần chỉ biết Tuyên thái hậu nắm quyền mà không hay còn có một Tần Chiêu Vương.
Nhà sử
học Trần Cảnh Nguyên nhận định Tuyên thái hậu nhiếp chính 41 năm, khi bà
bị "tước quyền", Doanh Tắc đã 60 tuổi. Suốt 41 năm, ông sống ở Lục Anh
cung và Li cung, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Ông ở đó
trên danh nghĩa chữa bệnh, dần bị cho là mất tích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào