Triều đại cởi mở nhất lịch sử Trung Quốc phong kiến: Không cần quỳ lạy hoàng đế
11 địa điểm chết chóc nhất thế giới / Phi tần ở với Càn Long lâu nhất hậu cung, xinh đẹp nhưng được thị tẩm đúng 1 lần
Thành phố Trường An ở tỉnh Thiểm Tây, ngày nay gọi là Tây An, được xem là thủ đô phồn vinh nhất, trung tâm giao lưu văn hóa phát triển nhất trong lịch sử Trung Quốc phong kiến. Học giả các nước đua nhau tới Trường An tham quan, du lịch.
Vào thời vua Đường Thái Tông (599-649), người nước Khang (một nước cổ ở Trung Á, nằm giữa sông Syr Darya và sông Amu Darya) cống nạp cây đào vàng bạc đem trồng trong hậu viên cung đình.
Phụ nữ thời Đường cưỡi ngựa du xuân. (Ảnh: Sohu)
Vào thời Đường Huyền Tông (685 - 762), nước này cũng đem điệu múa Hồ Hoàn và vũ nữ dâng tặng vua. Các quốc gia khác và Nhà Abbas (triều đại Hồi giáo thứ ba của người Arab, kéo dài từ năm 632 - 1258) bấy giờ đều tặng ngựa làm lễ vật tiến vua.
Sứ giả mỗi nước theo phong tục riêng, dù không quỳ lạy, hoàng đế nhà Đường cũng vui vẻ tiếp nhận. Không giống như thời Thanh (1616-1912), năm 1793, sứ đoàn Macartney từ Anh tới Trung Quốc không quỳ lạy vua, gây tranh cãi một tháng trời.
Vào thời Đường, thành Trường An có nhiều quý tộc nước ngoài. Thậm chí, họ còn ở lại kinh thành để làm quan. Dù đến đây với lý do gì, họ đều được triều đình tiếp đón long trọng. Không ít người hòa nhập với văn hóa Trung Hoa, làm bạn với những nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Một vài người sống lâu ở Trường An còn lấy vợ, dần coi Trung Hoa là quê hương. Có thể kể đến hai danh tướng là anh em Lý Bão Ngọc và Lý Bão Chân người nước An (một nước nhỏ nằm ở vành đai Bukhara, Uzbekistan).
Một người Nhật Bản tên tiếng Trung là Triều Hằng, theo đoàn sứ thần Nhật sang Trung Quốc học tập. Sau khi học xong, ông ở lại Trường An làm quan 50 năm, quan hệ thân thiết với nhiều người thuộc tầng lớp tri thức.
Thời Đường du nhập và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn khóa khác nhau. Bằng chứng là cho tới ngày nay, Trung Quốc có rất nhiều tên nhạc cụ, đồ dùng sinh hoạt, thức ăn mang chữ "hồ". Theo dã sử "Đông thành lão phù truyện", người Đường và người Hồ (tộc người du mục săn bắt tại Trung Á, Tây Á) chung sống với nhau, cùng cưới vợ sinh con.
Mô hình một góc thành Trường An cổ. (Ảnh: Sohu)
Trang sức của người dân thời Đường cũng rất đa dạng. Ở thời Đường Hiến Tông (778-820), dân Trường An thường mặc trang phục của người Hồ. Phụ nữ thường vẽ mặt màu đỏ đậm như diễn viên kịch Kabuki của Nhật Bản ngày nay. Không chỉ lối trang điểm, lối làm tóc cũng thay đổi. Phụ nữ thời này búi tóc cao, lung lay như sắp đổ, lông mày vẽ như đuôi chữ "bát".
Nhà Đường thực hiện chính sách mở cửa một cách toàn diện, xã hội yên vui. Tuy nhiên, thời thế suy thịnh thay đổi. Sau này, mâu thuẫn tăng cao, nội bộ triều đình tranh đấu ác liệt. Năm 907, nhà Đường lụi tàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?