Khám phá

Kinh hoàng quái chiêu tra tấn phụ nữ "lắm mồm" thời Trung cổ

Vào thế kỷ 16, 17, những phụ nữ ở châu Âu mắc tật nói nhiều, cằn nhằn liên tục, khiến chồng con, gia đình và hàng xóm khó chịu sẽ phải đối mặt với cách trừng phạt đau đớn và bị sỉ nhục chốn đông người. Đó chính là lồng sắt mang tên Scold's Bridle.

Hình thức tra tấn tâm lý đáng sợ nhất thế giới / Khiếp sợ quái chiêu tra tấn của bà hoàng khét tiếng lịch sử

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Theo Thư viện Anh, phụ nữ ở châu Âu, chủ yếu là ở Anh và Scotland trong thế kỷ 16 - 17 sẽ đối mặt với cách trừng phạt nghiêm khắc và rùng rợn nếu như thích "tám chuyện", hay cằn nhằn khiến chồng con và những người xung quanh khó chịu.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Vào thời Trung cổ, người ta quan niệm phụ nữ nói quá nhiều bị nghi ngờ là phù thủy đang niệm thần chú ma thuật gây nguy hiểm cho người khác.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Nếu bị kết tội nói quá nhiều, người phụ nữ sẽ bịtrừng phạt bằng cách đeo một chiếc lồng sắt có tên Scold's Bridle lên đầu.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Chiếc Scold's Bridle được khóa chặt ở phía sau đầu để phạm nhân không thể tháo nó ra. Lồng sắt này đôi khi còn có thêm một sợi dây dài ở phía sau để người ta dẫn giải phạm nhân đi diễu phố.

 

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Bên trong Scold's Bridle là một kim nhọn nhô ra với nhiều gai nhọn.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Một khi đội Scold's Bridle lên đầu, những gai nhọn trên sẽ ở đúng vị trí vùng miệng của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ muốn cử động miệng để nói chuyện thì những gai nhọn sẽ đâm vào miệng hay lưỡi.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Điều này sẽ khiến nữ phạm nhân chảy máu trong khoang miệng và trải qua nỗi đau đớn vô cùng mà không thể nói.

 

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Đôi khi những người phụ nữ đội Scold's Bridle trên đầu còn bị dắt đi dọc các con phố.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Mục đích của người xưa là để sỉ nhục công khai phạm nhân. Có trường hợp người phụ nữ bị chính người chồng dắt đi khắp phố để người khác trách mắng, dè bỉu.

Kinh hoang quai chieu tra tan phu nu

Người dân thời Trung cổ tin rằng, với kiểu trừng phạt đầy đau đớn này, những phụ nữ nói nhiều sẽ học được cách cư xử tốt hơn cũng như răn đe người khác về hậu quả của việc thích "buôn chuyện".

 

Theo Tâm Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm