Tại sao nam giới dễ bị đuối nước hơn phụ nữ?
Sự thật sốc dự án nghiên cứu UFO đầy tham vọng của Mỹ / Nghiên cứu mới: Tổ tiên của cá sấu ngày nay là loài ăn chay
Frank Farley, giảng viên Khoa tâm lý giáo dục Laura H. Carnell tại Đại học Temple, đã kiểm tra số liệu từ Quỹ Anh hùng Carnegie. Kể từ khi tổ chức này bắt đầu trao giải thưởng vào năm 1904, nhiều người đã được nhận giải thưởng vì cứu người khỏi chết đuối.
Ảnh minh họa.
“Nước là nơi bạn gặp được nhiều anh hùng nhất”, Farley nói. “Tỷ lệ những người hùng nam giới ở đây là 10:1".
Cố gắng giúp người đang vật lộn trong nước là một lý do khiến nam giới có thể dễ bị đuối nước hơn. Nhưng có nhiều lý do khác khiến đàn ông có thể đặt mình vào tình huống nước nguy hiểm, bao gồm ít lo sợ rủi ro hơn.
“Nam giới dễ chấp nhận rủi ro hơn”, theo Linda Quan, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Seatle. “Họ bơi ra ngoài khu vực bảo vệ. Họ ít mặc áo phao. Họ có thể làm những việc mạo hiểm hơn, như nhảy từ trên cao xuống”.
Farley cho biết số liệu ông thấy cũng ủng hộ nhận định này.
“Đuối nước là vấn đề khá mang tính thể chất", ông nói: "Lịch sử đã cho thấy nam giới có lợi thế (với rủi ro) về thể chất."
Nghiên cứu cho thấy đàn ông nghĩ về các kịch bản có thể có rủi ro khác với phụ nữ. Vì vậy, họ có thể ít nhận ra sự nguy hiểm.
Họ thường đánh giá thấp nguy cơ, đồng thời hơi quá tự tin vào kỹ năng dưới nước của mình.
“Họ thường nghĩ rằng “Ồ, mình có thể bơi được. Mình là người bơi giỏi”, trong khi thực sự hóa ra họ có thể không như vậy”, BS. Quan nói. “Họ không quan tâm lắm khi đánh giá quá cao khả năng của mình và đánh giá thấp về rủi ro."
Hơn thế nữa, đàn ông thường chịu áp lực từ bạn bè và dễ uống bia rượu khi bơi - cả hai điều này khiến cho họ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm.
"Rượu," BS. Quan nói, "đầu độc phán đoán của bạn và đầu độc một loạt những thứ khác rất hữu ích trong bơi lội, chẳng hạn như sự thăng bằng."
Mặc dù nghe có vẻ như các chuyên gia đang quá nghiêm khắc với đàn ông, BS. Quan cho biết rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới và phụ nữ có phản ứng não khác nhau. Có một lý do sinh lý đằng sau tất cả những lựa chọn này.
“Nam giới phải mất nhiều thời gian hơn để phát triển kỹ năng phán đoán, đánh giá nguy cơ. Những trung tâm não bộ này mất nhiều thời gian hơn để phát triển ở nam giới, hầu hết phải đến tuổi 30”.
Trong tất cả các nhóm tuổi, nam thiếu niên dễ bị đuối nước nhất.
Nhưng thông tin này không nên khiến mọi người tuyệt vọng. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để khuyến khích cả nam giới và phụ nữ an toàn khi ở dưới nước - đặc biệt là việc sử dụng áo phao, một điều cần được làm một cách tự động giống như thắt dây an toàn.
Cha mẹ có thể làm gì để giúp con trai an toàn? Họ nên bắt đầu sớm với việc nói với trẻ những điều như “Đây là những việc con được làm và không được làm. Chúng ta sẽ mặc áo phao. Chúng ta sẽ học bơi. Chúng ta sẽ bơi gần nhân viên cứu hộ và chúng ta sẽ không uống rượu”.
Thiết lập ranh giới rõ ràng và vững chắc về bơi lội từ nhỏ có nghĩa là cả các em nam và nam giới sẽ đưa ra quyết định thông minh hơn theo bản năng.
“Chúng ta cần biến tất cả thành một phần của văn hóa để nó trở nên tự động và không có nhiều chỗ cho sự tùy ý”, BS. Quan nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay
Phát hiện ‘quái vật khổng lồ’ dưới đáy hồ, nụ cười quái dị gây ám ảnh, sự thật phía sau mới bất ngờ
CLIP: Cậy đông săn trâu rừng lạc đàn, nào ngờ sư tử bị con mồi đuổi cho chạy 'té khói'