Kinh ngạc những loài động vật vẫn di chuyển ngay cả khi 'đầu lìa khỏi cổ'
20 loài động vật đã tồn tại trên Trái Đất lâu hơn con người / Con gà hay quả trứng có trước? Câu trả lời của nhà động vật học sẽ khiến nhiều người bất ngờ
Gián sống được ngay cả khi đã... mất đầu
Gián không bị mất máu nhiều như con người hay các loài động vật khác. Khi mất đầu, máu không bị trào ra và con gián sẽ có đủ thời gian để gắn liền vết thương. Thêm vào đó gián không cần thở bằng đầu, máu của chúng cũng không có nhiệm vụ tuần hoàn oxy nên chỉ tới vài tuần sau con gián không đầu mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói khát (chính xác thì gián có thể sống được 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước).
Loài gián không chỉ có một não bộ. Các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay, chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu đã không còn.
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm lạ (và không kém phần rùng rợn) với gián. Họ phát hiện được rằng ngay cả đầu gián bị cắt ra cũng có thể sống thêm tới vài giờ. Nếu cái đầu được đông lạnh và truyền dưỡng chất thì nó thậm chí còn sống lâu hơn nữa.
Rắn cắn người dù "đầu lìa khỏi cổ"
Đầu của các con rắn có thể sống thêm tới khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bị đứt lìa khỏi cổ. Trong khoảng thời gian này, những chiếc đầu này vẫn có gây ra một số tổn thương nghiêm trọng. Cả phản xạ cắn và tiêm nọc độc từ răng nanh của chiếc đầu đứt lìa vẫn còn đủ mạnh để gây tử vong cho nạn nhân.
Nguyên nhân rắn vẫn sống sau khi mất đầu là do tại rãnh sâu nằm giữa mắt và mũi của rắn có các thụ thể cảm biến nhiệt cho phép chúng bắt được bức xạ nhiệt từ những con mồi máu nóng. Kể cả sau khi đầu bị tách lìa, thụ thể vẫn hoạt động nên khi động vật máu nóng lại gần, các thụ thể hoạt động kéo theo phản ứng tức thời của các cơ ở đầu rắn khiến rắn vẫn có thể cắn ngay cả khi đã mất đầu.
Bọ ngựa vẫn.. giao phối dù mất đầu
Câu chuyện về loài bọ ngựa có phần hơi rùng rợn khi bọ ngựa cái sẽ dần dần ăn thịt người bạn đời của mình trong lúc đang giao phối, và bắt đầu từ phần đầu. Vậy mà bọ ngựa đực sau khi bị chén mất phần đầu, vẫn có thề hoàn thành nốt quá trình giao phối. Dường như việc bị mất đầu không tác động bất lợi đến khả năng thụ tinh cho cá thể cái của chúng.
Bạch tuộc ngọ nguậy dù đã chết
Món bạch tuộc sống – sannakji - rất nổi tiếng của Hàn Quốc nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để ăn chúng. Khi thưởng thức, bạn phải nhai thật kỹ nếu không muốn hoảng sợ tột độ bởi những cái tua có thể dính chặt lấy miệng, cổ họng.
Bạch tuộc là loài động vật đặc biệt, có hệ thần kinh khá phức tạp. Có đến 2/3 nơron thần kinh ở các tua, điều đó khiến chúng có sự phản xạ rất phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ hệ thần kinh.
Bình thường, các tua tự mình hoạt động dưới sự kiểm soát chung của thần kinh trung ương, nên khi mất đầu, các tua vẫn có thể ngọ nguậy được trong khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, khi bị mất đầu, chú bạch tuộc đã chết rồi, chỉ là các tua "ngọ nguậy" do còn thừa năng lượng thôi. Chỉ khi hoàn toàn cạn kiệt năng lượng, chúng mới chịu "chết hẳn".
Ruồi giấm
Sự thật là nếu chúng ta có chặt bỏ đầu ruồi giấm đi thì… cũng không có gì thay đổi nhiều ngoài việc thể xác không đầu trông hơi khó coi.
Điều đó đã được chứng minh từ những nghiên cứu thực nghiệm. Sau khi mất đầu, ruồi giấm không chỉ tiếp tục sống một thời gian khá dài mà chúng còn có thể thực hiện những hoạt động phức tạp như khi được bộ não chỉ huy, ví dụ bay, đậu, bò đi và cả… “yêu”. Do sở hữu "bộ não phụ" ở ngực và các tế bào nhạy sáng khắp cơ thể nên ngay cả khi không còn đầu, ruồi giấm vẫn có sống một thời gian khá dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông bắt được 'rùa lạ' khi đang câu cá, sau khi chuyên gia giám định: Anh câu được hơn 6 nghìn tỷ
'Miền gái đẹp' nức tiếng nhất Việt Nam, đàn ông đến đây chẳng muốn về
Phát hiện mới ở Nam Cực: Các nhà khoa học phát hiện 'vật thể khổng lồ' bí ẩn có đường kính 56 km!
CLIP: Ba con chó Pitbull hợp sức tấn công giết chết đồng loại dã man
CLIP: Cáo lẻn vào chuồng gà và cái kết không thể ngờ trước với hai chú Pitbull
Vị thái giám 'đáng kính nhất' trong lịch sử, đã cố tình phát âm sai một từ khi đọc chiếu chỉ và cứu sống hàng nghìn người