Khám phá

Kỳ lạ loài giun tự mọc đầu, não, mắt ở đuôi để đi tìm 'bạn tình', ngoại hình kỳ dị khiến ai cũng hoảng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách loài giun xanh Nhật Bản, một loại giun biển mọc một cặp song sinh trên đuôi và bơi đi để sinh sản.

Tại sao loài chim không được con người thuần hóa làm thú cưỡi? Nó không cần thiết hay không thể? / Thông tin về con tem có trị giá hơn 48 tỷ đồng, điều đặc biệt nằm ở hình ảnh được in trong tem

Theo trang Live Science đưa tin, một số loài giun biển đã phát triển một chiến lược sinh sản kỳ lạ. Về cơ bản, chúng mọc một con giun thứ hai ở phần đuôi, đầu và toàn bộ cơ thể, cặp song sinh kỳ quái này sau đó tách ra và bơi đi để giao phối với những con giun khác khác giới.

Trong một nghiên cứu được công bố ngày 22 tháng 11 trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu đã mô tả chính xác cách loài syllid xanh Nhật Bản (Megasyllis nipponica) sinh sản theo cách rất kỳ lạ này.

Hầu hết trong số 1.000 loài giun sylid sống dưới đáy đại dương, khi một số loài sẵn sàng sinh sản, chúng trải qua những thay đổi lớn, phát triển cơ thể và cấu trúc cơ bắp hơn giúp chúng có thể bơi trong cột nước nghĩa là chúng có thể di chuyển quãng đường xa hơn để tìm bạn tình. Phần lớn khối lượng cơ thể của chúng được chuyển đổi để sản xuất trứng hoặc tinh trùng, dạng cơ thể này được gọi là epitoke, phần lớn các loài này chết sau khi sinh sản.

Ảnh minh hoạ.

Những loài khác như loài syllid xanh Nhật Bản, mọc một epitoke ở đầu đuôi gọi là stolon. Cấu trúc này sau đó vỡ ra và bơi đi để xác định vị trí của các thành viên khác giới và tạo ra thế hệ tiếp theo. Đồng tác giả nghiên cứu Toru Miura, một nhà sinh vật học tại Trạm sinh học biển Misaki tại Đại học Tokyo chia sẻ với Live Science rằng quá trình này cho phép những con giun này sinh sản nhiều lần.

Tuy nhiên, chiếc stolon không chỉ là một cái đuôi quái gở mà nó sẽ phát triển bộ não nhỏ hơn một chút gồm có hai bộ mắt và bốn cặp râu. Các tuyến sinh dục, hay cơ quan sinh dục, phát triển đầu tiên sau đó là não, mắt, râu và một loạt lông. Tuy nhiên, stolon không có miệng hoặc hệ tiêu hóa có chức năng, Miura cho biết: “Nhiệm vụ duy nhất của stolon là sinh ra tinh trùng hoặc trứng nên chúng sẽ chết ngay sau khi sinh sản”.

Các nhà nghiên cứu tò mò về sự biểu hiện của gen Hox – gen quyết định sơ đồ cơ thể của một sinh vật. Ban đầu, họ cho rằng các gen sẽ phản chiếu trực tiếp các gen trong chính sinh vật đó với các gen về đầu, phần giữa và đuôi được biểu hiện ở những vị trí giống nhau. Miura giải thích: “Tuy nhiên, các gen xác định đầu đã được tuyển dụng ở vị trí đầu của nó cho thấy rằng chỉ bao gồm đầu và đuôi mà không có phần giữa của cơ thể ban đầu”.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm