Lạ lùng tục lệ đào mộ, trang điểm và chụp ảnh cùng các xác chết
Bộ lạc kỳ dị ở Nam Mỹ: Cuộc sống khép kín và hủ tục mai táng bằng cách ăn tro cốt của người chết / Những phong tục cưới hỏi độc đáo ở Việt Nam
Vùng núi đẹp như tranh vẽ ở phía Nam Sulawesi, Indonesia, là địa bàn cư trú của bộ lạc Toraja. Bộ lạc này tin vào thuyết vạn vật hữu linh bởi người dân tại đây quan điểm rằng, tất cả các thực thể không chỉ riêng con người như cây cối, vật nuôi, thậm chí cả vật vô tri vô giác đều có linh hồn và hiện hữu trong cuộc sống.
Mỗi khi ghé thăm mảnh đất này, điểm ấn tượng khó phai đọng lại trong tâm trí kháchdu lịchkhông chỉ ở cảnh đẹp thiên nhiên say đắm lòng người mà nơi đây còn có nghi thức an táng rất kỳ lạ.
Lạ lùng tục lệ đào mộ, trang điểm và chụp ảnh cùng các xác chết
>> Xem thêm: Cuộc sống bình dị ở bản làng Việt Nam qua ống kính khách Tây
Tang lễ là một sự kiện quan trọng đối với người Toraja. Đây là dịp để cả gia đình và dân làng tụ họp, tăng cường tinh thần đoàn kết, và tôn vinh truyền thống của bộ lạc. Mỗi đám tang kéo dài trong vài ngày. Khi một người Toraja qua đời, gia đình phải thực hiện một vài nghi lễ gọi là Rambu Solog trong nhiều ngày. Các nghi lễ này không diễn ra ngay sau khi người thân vừa chết, vì họ thường không đủ tiền trang trải chi phí cho đám tang. Vì vậy họ phải đợi hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm để góp đủ tiền. Trong thời gian này, xác chết chưa được chôn mà chỉ ướp và cất giữ trong nhà. Khi tang lễ chưa kết thúc, người này chưa được coi là người chết, mà đơn giản vẫn là đang ốm.
>> Xem thêm: Bộ tộc có cách làm đẹp kỳ lạ khiến người đối diện không khỏi rùng mình
Khi gia đình góp đủ tiền, các nghi lễ chính thức bắt đầu. Họ mổ trâu và lợn trong tiếng nhạc và các điệu múa rộn ràng. Người chết càng có uy tín thì số lượng trâu và lợn được mổ càng nhiều, có thể đến hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn. Sau đó, số thịt này được chia cho khách đến dự tang lễ.
>> Xem thêm: Bí ẩn về rắn vàng ở ngôi đền thiêng xứ Nghệ
Nơi yên nghỉ của người đã khuất thường là trong các hang đá vôi xung quanh ngọn đồi. Một số người Toraja khác còn treo quan tài lên mỏm đá trong nhiều năm cho đến khi chúng tự phân hủy, mục nát và rơi xuống.Trẻ em nếu chết trước khi mọc răng không được chôn trong các hang động hoặc treo trên vách đá mà được chôn bên trong các thân cây. Thi thể đứa trẻ được bọc vải và đặt vào một lỗ khoét trên thân cây đang lớn, bịt kín lại bằng một cánh cửa làm từ thân cây cọ.
>> Xem thêm: Những cặp phu thê nổi tiếng nhất sử Việt
Cứ ba năm mỗi lần, người Toraja lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.Các thành viên còn sống trong bộ tộc cũng chụp ảnh cùng thi thể, dù đó là người đã chết nhiều năm.
>> Xem thêm: Phát hiện con bọ già nhất thế giới trên một hòn đảo của Scotland
“Đó là cách chúng tôi tôn trọng người đã khuất. Không việc gì phải đau buồn than khóc. Đây là dịp vui để chúng tôi được đoàn tụ với người thân yêu đã khuất” - một người dân làng Toraja nói về nghi lễ kỳ lạ của họ.Sau khi các xác chết được đào lên, họ sẽ được mang đi diễu hành khắp làng.Tất cả các hoạt động này được thực hiện trong tiếng cười vì khóc lóc bị cấm.
Người dân ở đây còn tin rằng khi họ đối xử tôn trọng những người quá cố, họ sẽ được chúc phúc cho một mùa màng bội thu.
Được biết, trong khoảng thời gian “chung sống” với người thân, những xác chết được tắm rửa bằng chất khử trùng, được mang đặt trong một căn phòng và được đối xử y như hồi còn sống. Mọi người coi họ như đang bị ốm chứ chưa phải đã qua đời. Người trong nhà dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện với họ, thay đồ cho họ, thậm chí là mang thức ăn nước uống và cả thuốc lá cho người chết.
Những vị pháp sư có thể làm một cái xác chết nằm bất động trong quan tài có thể đứng dậy di chuyển khắp nơi bằng chính những lời khấn cầu, văn tế…Dù nghi thức này rất phổ biến ở Indonesia, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp thỏa đáng về hành động của pháp sư khiến các thây ma đứng dậy và tự tìm đường về nhà.
Nghi lễ an táng đặc biệt của người Toraja hiệnthu hút hàng ngàn khách du lịch và các nhà nhân chủng học tới hòn đảo này mỗi năm. Vàkể từ năm 1984, Tana Toraja đã được biết đến như là điểm đến thu hút du lịch thứ hai sau Bali do Bộ Du lịch Indonesia công bố.
Người Toraja rất tự hào về điều này vì nó giúp bảo tồn nền văn hóatruyền thống của họ thay vì bị thay thế bởi nền văn minh hiện đại bên ngoài.
Clip có thể bạn quan tâm:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé