Phát hiện con bọ già nhất thế giới trên một hòn đảo của Scotland
Tìm thấy hóa thạch khủng long to chưa từng thấy / Hóa thạch 90 triệu năm trước hé lộ ngoại hình loài giáp xác kỳ quái
Nó đã khiến các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về cách thức tiến hóa của thực vật và các loại bọ, có vẻ như chúng đã tiến hóa nhanh hơn so với chúng ta vẫn nghĩ. Mới đây, chúng được cho là chuyển từ môi trường ao hồ sang rừng hỗn hợp chỉ trong 40 triệu năm.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas, Austin, Mỹ đã phát hiện ra điều này khi khám phá đảo Kerrera thuộc quần đảo Inner Hebrides của Scotland.
Họ đã sử dụng một kỹ thuật tinh vi, trong đó có việc tách chiết các khoáng chất cực nhỏ từ trầm tích đá mà hóa thạch này được bảo tồn trong đó.
Phân tích đã xác định hóa thạch của con vật nhiều chân thời cổ đại này có niên đại 425 triệu năm – trẻ hơn 75 triệu năm so với các nhà khoa học khác từng ước tính về hóa thạch lâu đời nhất.
Và nghiên cứu khác sử dụng các phương pháp xác định niên đại của hóa thạch tương tự, cũng đã phát hiện hóa thạch lâu đời nhất của một loài cây có thân chính sống trong đất - cũng được tìm thấy ở Scotland - có niên đại tương tự.
Kỹ thuật cải tiến này đã được tinh chỉnh bởi Stephanie Suarez, một nghiên cứu sinh tại Đại học Houston.
Trước đây, Stephanie đã sử dụng kỹ thuật này để phát hiện rằng mẫu vật của một loài nhiều chân khác - được cho là có niên đại lâu nhất ở thời điểm đó - trẻ hơn khoảng 14 triệu năm tuổi so với ước tính – một phát hiện đã tước đi danh hiệu con bọ già nhất của nó.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng cùng một kỹ thuật để chuyển giao chiếc vương miện cho mẫu vật mới và để nghiên cứu kỹ hơn về nguồn gốc và tốc độ tiến hóa của các loài bọ và thực vật.
Michael Brookfiel, cộng tác viên nghiên cứu tại khoa Khoa học Địa chất Jackson của Đại học Austin, và là giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học Massachusetts Boston nhận định: đó là một bước nhảy lớn từ những người bạn tí hon này đến cộng đồng rừng hết sức phức tạp, và về tổng thế nó đã không mất nhiều thời gian.
Có vẻ như đó là một tốc độ đa dạng hóa nhanh chóng diễn ra từ các thung lũng trên núi, xuống các vùng đất thấp và sau đó là ra toàn thế giới.
Các tác giả tin rằng có thể còn có những hóa thạch bọ và thực vật cũ hơn mẫu vật này – ngay tại những khu vực được biết đến là nơi bảo tồn những hóa thạch tinh vi cùng thời đại - nhưng họ vẫn chưa phát hiện được.
Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí khoa học Sinh học Lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?