Khám phá

Lần đầu nhìn thấy súng Maxim của Anh, Lý Hồng Chương dù rất thích nhưng không mua, nói 1 câu phơi bày "điểm yếu" khiến Thanh triều diệt vong

Trong cuộc nói chuyện với người Anh về súng Maxim, Lý Hồng Chương đã nói ra 1 câu đầy chua xót.

Sức mạnh của thiên nhiên đáng sợ đến mức nào? Cùng nhìn những bức ảnh chân thực ghi lại các thảm họa kinh hoàng trong lịch sử / Xem lại bức tranh "gia đình dang dở" trong đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại

Đôi nét về đại thần Thanh triều Lý Hồng Chương

Giai đoạn lịch sử cuối thời nhà Thanh, Lý Hồng Chương có lẽ là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất, thậm chí đến tận ngày nay, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về ông.

Có người cho rằng Lý Hồng Chương là đại gian thần bán nước, lại có người cho rằng ông chính là hiền thần trị thế. Song, cho dù hậu thế có đánh giá Lý Hồng Chương ra sao đi nữa thì cũng chẳng thể ảnh hưởng đến những dấu ấn sâu đậm, đầy màu sắc mà Lý Hồng Chương lưu lại trong giai đoạn lịch sử cận đại.

Nói đến Lý Hồng Chương, ai cũng biết ông đã từng cống hiến rất nhiều cho vương triều nhà Thanh, thậm chí Từ Hi Thái hậu cũng nhận định rằng Lý Hồng Chương có ơn tái sinh với nhà Thanh, gọi ông là "Tái tạo Huyền Hoàng chi nhân".

Mặc dù Lý Hồng Chương cũng từng làm rất nhiều việc sai lầm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu xét giai đoạn lịch sử cuối thời Thanh thì ông vẫn được xem là người có trách nhiệm nhất.

Nhờ có đại thần này mà Thanh triều mới có các nhà máy, hầm mỏ công nghiệp được xây dựng trong Cách mạng Dương vụ (cách mạng Tây hóa), góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc thời cận đại.

Trong số các vị đại thần cuối thời nhà Thanh, Lý Hồng Chương là người có tầm nhìn xa nhất, bởi vì ông từng được đi sứ đến nhiều nước phương Tây.

Lần đầu nhìn thấy súng Maxim của Anh, Lý Hồng Chương dù rất thích nhưng không mua, nói 1 câu phơi bày điểm yếu khiến Thanh triều diệt vong - Ảnh 2.

Ảnh chụp chung giữa quan lại Thanh triều và người Anh.

Trong chuyến đi sứ phương Tây kéo dài hơn 200 ngày, Lý Hồng Chương đã thấy được sự khác biệt, chênh lệch giữa nhà Thanh và các quốc gia phương Tây, sự chênh lệch này là điều mà ông không thể ngờ tới trước đó.

Đặc biệt là khi lần đầu tiên Lý Hồng Chương nhìn thấy súng Maxim, câu hỏi đầu tiên của ông không phải về giá cả, nhưng nghe xong lại khiến người phương Tây đều trầm lặng.

Lý Hồng Chương đã hổi điều gì?

Sau thất bại của chiến trang Giáp Ngọ, Lý Hồng Chương bị triều đình bãi chức Tổng đốc Trực Lệ kiêm Đại thần Bắc Dương, quay về nhàn tản.

Hai năm sau, triều đình nhà Thanh cử ông đi sứ đến Nga, tham dự lễ đăng quang của Sa hoàng Nicholas II. Từ đó trở đi, Lý Hồng Chương nhiều lần được cử đi sứ đến các nước châu Âu như Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh…, sau đó còn đến thăm Mỹ và Canada, hành trình kéo dài hơn 200 ngày, chặng đường hơn 90.000 km.

 

Lý Hồng Chương khi đó đã 73 tuổi, với một ông lão đã bước vào tuổi xưa nay hiếm thì hành trình đi sứ các nước phương Tây lần này quả thực là thử thách khó khăn với ông.

Song, những điều mà Lý Hồng Chương chứng kiến được trong lần đi sứ này đã giúp ông học hỏi được rất nhiều.

Tại New York ông được nhìn thấy những tòa cao ốc chọc trời, tại Anh ông được thấy những khẩu súng đời mới có khả năng bắn ra "những cơn bão thép". Những điều thấy được trong chuyến đi, đã khiến Lý Hồng Chương xúc động sâu sắc, đồng thời cũng nhận thấy được khoảng cách chênh lệch giữa Đại Thanh và phương Tây.

Lần đầu nhìn thấy súng Maxim của Anh, Lý Hồng Chương dù rất thích nhưng không mua, nói 1 câu phơi bày điểm yếu khiến Thanh triều diệt vong - Ảnh 4.

Thời gian ở Anh, Lý Hồng Chương vô cùng hứng thú với súng Maxim do người Anh chế tạo ra, thậm chí còn không nề há đường xá xa xôi, hành trình mệt nhọc mà đến tận công xưởng tham quan.

Đối với Lý Hồng Chương, súng máy Maxim chính là nút thắt trong lòng ông, bởi vì ban đầu khi súng Maxim vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, Cục Cơ khí Kim Lăng do Lý Hồng Chương thành lập cũng từng mô phỏng thiết kế loại súng này.

 

Song do sự chênh lệch trong công nghệ, nên dù cho đã đầu tư rất nhiều tiền của, Cục Cơ khí Kim Lăng vẫn không thành công mô phỏng lại được.

Bắt đầu từ năm 1888, Cục Cơ khí Kim Lăng đã tiến hành mô phỏng súng Maxim, đến năm 1893 mới kết thúc, trong suốt thời gian 5 năm chỉ mô phỏng được hơn 30 khẩu, nhưng tính năng của chúng cũng không hoàn toàn ổn định, cho nên cuối cùng buộc phải kết thúc quá trình.

Sau khi Lý Hồng Chương đến Anh, xem xét đến sức mạnh của súng Maxim, muốn mua một lô mang về nước cho nên ông đã đích thân đến tham quan công xưởng chế tạo.

Nhà Thanh khi ấy mặc dù đang trên đà suy vong, song trong mắt người phương Tây thì vẫn là một đế chế khổng lồ, cho nên trong mắt họ, Lý Hồng Chương quả thực là một khách hàng tiềm năng.

Vì muốn ký kết thành công đơn hàng, người Anh còn đặc biệt sắp xếp một sân thử súng, để Lý Hồng Chương có thể tận mắt chứng kiến sức mạnh của súng Maxim. Nhưng sau khi thử súng kết thúc, Lý Hồng Chương lại không hỏi về giá cả, mà lại hỏi người bắn súng rằng khẩu súng này vừa rồi bắn ra bao nhiêu viên đạn?

 

Lần đầu nhìn thấy súng Maxim của Anh, Lý Hồng Chương dù rất thích nhưng không mua, nói 1 câu phơi bày điểm yếu khiến Thanh triều diệt vong - Ảnh 6.

Ảnh chụp chung giữa quan lại Thanh triều và người Anh.

Súng Maxim là khẩu súng máy tự động đầu tiên trong lịch sử thế giới, có tốc độ bắn nhanh, uy lực lớn, bấy giờ người Thanh còn gọi khẩu súng này là "súng đua điện" (tốc độ nhanh như điện).

Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp đạn bắn nhanh, súng Maxim sử dụng băng tải đạn, băng tải đạn này có chiều dài lên đến 6,4m, có khả năng bắn được 333 viên đạn. Nhưng 333 viên đạn này cũng chỉ đủ để súng Maxim bắn trong vòng nửa phút.

Cho nên, khi người bắn súng nói với Lý Hồng Chương trong thời gian thử súng ngắn ngủi vừa rồi bắn ra khoảng 300 viên đạn, Lý Hồng Chương xúc động nói: Loại súng này tuy tốt nhưng Đại Thanh không có khả năng để dùng.

Trên thực tế, nhà Thanh khi đó tuy rằng lạc hậu, nhưng tiền thuế thu về mỗi năm cũng không ít, mỗi năm quốc khố ít nhất cũng thu về được khoảng bảy đến tám vạn lượng.

 

Song cho dù có thu được bao nhiêu tô thuế cũng chẳng thể bù đắp nổi chi tiêu khổng lồ của triều đình nhà Thanh, ngoài việc phải chu cấp cho số lượng lớn anh em Bát Kỳ, các quan lại cấp cao cũng đút túi riêng không ít tiền của, lại thêm thói tiêu xài xa hoa, hoang phí của Từ Hi Thái hậu, với thực lực bấy giờ của nhà Thanh quả thực không còn dư tiền để mua được súng Maxim.

Lại nói, triều đình nhà Thanh khi đó đã là một mớ hỗn độn, cho dù Lý Hồng Chương có giỏi tính toán, bù đắp đến đâu cũng chẳng thể đắp nổi những lỗ hổng bấy giờ.

Hơn thế, bản thân Lý Hồng Chương cũng chẳng phải người thanh liêm gì, bởi suy cho cùng "Tể tướng béo, thiên hạ gầy" cũng chẳng phải câu nói vô căn cứ, tiền túi riêng của Lý Hồng Chương cũng không phải ít.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mọi người có nhiều đánh giá trái chiều về ông.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm