Lăng Minh Mạng - bức tranh thủy mặc
Bí ẩn dấu vân tay tồn tại 2000 năm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, giật mình bức tượng có tư thế kỳ lạ / Khu nghĩa trang đắt đỏ nhất Việt Nam: Lăng mộ chục tỷ, cao hơn nhà ở; là 'thiên đường của người mất'
Từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826), nhà vua đã cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình, nhưng đến 14 năm sau mới chọn được địa điểm và đồ án thiết kế kiến trúc.
Từ sự điều chỉnh thể chế, kỷ cương trên phạm vi cả nước đến sự bố cục lại vị trí các công trình kiến trúc trong Hoàng thành và quy hoạch khu lăng cho chính mình, cũng thể hiện rõ cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Là người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, không thích Tây phương, toàn bộ bố cục kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho.
Nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế hơn 10 km, Lăng Minh Mạng được xây dựng quy mô với khoảng 40 công trình lớn nhỏ có cung điện, đài tạ, đền miếu… được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của La thành sau mộ vua. Vòng La thành tuy cao nhưng không hạn chế được tầm nhìn từ trong lăng ra đến vùng núi non đẹp đẽ ở bên ngoài, cảnh vật in bóng xuống hồ Trừng Minh trông như bức tranh thủy mặc.
Ảnh: Hà Tuấn
Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được bố trí đăng đối, đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, nói lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bửu thành xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền lực chi phối toàn bộ xã hội quân chủ. Ở phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa, thoáng, càng vào sâu, kiến trúc càng dày. Các nhà kiến trúc đương thời đã đưa ba khu kiến trúc ở lăng Gia Long nằm theo chiều ngang nhập làm một, cho nằm theo chiều dọc trong một trục duy nhất ở lăng Minh Mạng. Họ cùng lợi dụng thế đất và các ngọn đồi để nâng dần chiều cao của các công trình kiến trúc.
Ngoài tính cách đăng đối uy nghiêm đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được chỉnh trang lại để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.
Phía trước lăng về hướng sông Hương, La thành được dựng thành một đoạn rất thẳng vuông góc với đường thần đạo. Chính giữa đoạn thẳng đó là cửa chính vào lăng tên gọi Đại Hồng Môn, đó cũng chính là điểm đầu của đường thần đạo. Đại Hồng Môn được xây bằng vôi gạch, cao hơn 9m, rộng 12m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân… được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín cho đến nay, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn ở hai đầu đoạn thẳng của La thành phía trước. Đây cũng chính là những cổng mà hiện nay đang cho khách tham quan ra vào thăm lăng.
Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45x45m), hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu. Đoạn thẳng mắt trước của La thành phối hợp với Bái Đình tạo nên một hình vuông và gây ấn tượng vuông cho cả khu vực điện thờ.
Tiếp theo sân chầu là Bi Đình nằm trên một khu đất cao do đào hồ Trừng Minh đắp lên gọi là Phụng Thần Sơn, trong đó dựng một tấm bia đá hình chữ nhật (3,10m x 1,60m) cũng được gọi là bia “Thánh đức thần công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
Khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông). Ở chính giữa lớp thành hình vuông của tẩm điện là Điện Sùng Ân, kiến trúc theo lối trùng thiềm điệp ốc.
Xung quanh Điện Sùng Ân, các công trình khác nằm rải rác trên các ngọn đồi: Tả Tùng phòng trên Tịnh Sơn, Hữu Tùng phòng trên Ý Sơn; Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phương Các trên Khải Trạch Sơn, Quan Lan Sở trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy… Tất cả đều được sắp xếp nhặt khoan như các hành tinh nhỏ quay quanh hành tinh lớn ấy là điện Sùng Ân trên Phụng Thần Sơn, một biểu tượng của trái đất.
Đi tiếp qua ba cây cầu Trung Ðạo, Tả Phụ, Hữu Bật bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Ðài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.
Từ sân sau Minh Lâu nối tiếp với sân đầu cầu Thông Minh Chính Trực lát bằng đá thanh dài 49m, rộng 4m, hai bên có lan can thưa thoáng vắt qua hồ Tân Nguyệt để vào Bửu thành. Hồ bán nguyệt hình trăng non, ôm lấy Bửu Thành, ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che chở cho yếu tố “Dương” là Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời. Đây là sự thể hiện tài tình biểu tượng âm dương là mặt trăng và mặt trời của người xưa.
Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh