Khám phá

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không tồn tại? Bí ẩn làm giới khảo cổ 'điên đầu' là gì?

Một truyền thuyết kể rằng, hơn 800 năm trước, thảo nguyên Mông Cổ đã từng phát sinh vụ huyết án tàn bạo liên quan đến hàng nghìn sinh mạng. Sự việc được cho xảy ra vào năm 1227, khi một đoàn quân bí ẩn xuất hiện trên thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn.

Cái chết 'cay đắng' của cha nuôi Tần Thủy Hoàng: Uống thuốc độc tự tử, vì đâu nên nỗi? / Cả đời chưa từng khuất phục bất cứ kẻ nào, Tào Tháo lại tự nguyện quỳ gối mang giày cho 1 người duy nhất trước vạn quân: Muốn xưng hùng xưng bá, nhất định phải làm được điều này

Một truyền thuyết kể rằng, hơn 800 năm trước, thảo nguyên Mông Cổ đã từng phát sinh vụ huyết án tàn bạo liên quan đến hàng nghìn sinh mạng. Sự việc được cho xảy ra vào năm 1227, khi một đoàn quân bí ẩn xuất hiện trên thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn.

Đoàn quân này không có nhiệm vụ nào khác ngoài hộ tống vài cỗ xe lớn. Đồ vật được chở trong xe được bao bọc kỹ càng, chắc chắn, người ngoài không ai đoán được món đồ đó là gì. Tuy nhiên, điều khiến người ta kinh hãi nhất chính là, đoàn quân này đi đến đâu là chém giết đến đó nếu họ gặp bất kỳ người dân thường nào, bất kể nam nữ già trẻ.

Ảnh minh họa.

Theo truyền thuyết, đồ được chở trong xe chính là thi thể của Thành Cát Tư Hãn và nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn để lại nhiều nghi vấn.

Quyển 14, Bí sử triều Nguyên kể rằng: "Mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn đưa theo phu nhân đi chinh phục Tây Hạ. Trong một lần đi săn vào mùa đông, bất ngờ con ngựa ông cưỡi bị giật mình bởi con ngựa hoang khác nên khiến ông ngã mạnh xuống đất. Đêm đó, ông sốt cao, do mất máu quá nhiều và đổ bệnh từ thời điểm đó. Đến tháng 7/1227, ông mất".

Ngoài ra, một giả thuyết khác được lưu truyền rộng rãi chính là: Thành Cát Tư Hãn chết trên giường của một vương phi. Năm đó, Thành Cát Tư Hãn chinh phạt Tây Hạ, đã bắt sống một vương phi xinh đẹp. Mặc dù được Thành Cát Tư Hãn sủng ái nhưng vương phi này vẫn nhớ thù riêng nên đã nhân cơ hội hại chết ông trên giường.

Hai giả thuyết, giả thuyết nào đáng tin cậy hơn đến nay vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, đối với các chuyên gia lịch sử, bí mật lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn không phải là nguyên nhân cái chết của ông mà là lăng mộ thực sự của ông.

 

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không tồn tại? Bí ẩn làm giới khảo cổ điên đầu là gì? - Ảnh 1.

Có giả thuyết cho rằng, Thành Cát Tư Hãn chết dưới tay của một vương phi Tây Hạ. Ảnh minh họa

Phong tục chôn cất của người Mông Cổ

Người Mông Cổ vốn tôn sùng đạo Tát Mãn - tôn giáo nguyên thủy, quan niệm sinh mệnh của con người chính là quá trình sinh-tử-tái sinh, tức sau khi chết, thi thể trở về với tự nhiên, là đạo lý hiển nhiên. Cho nên, với họ, tế lễ tổ tiên chính là tế lễ linh hồn mà không phải tế lễ thi thể. Để tránh việc hậu thế ảnh hưởng tới thi thể của tổ tiên, sau khi chết họ đều được chôn cất bí mật.

Ngoài ra, Mông Cổ là dân tộc du mục, nơi nào có nguồn nước và cây cỏ, có thể chăn thả gia súc, họ sẽ sống ở đó, không có nơi ở cố định.

Lối sống này cũng ảnh hưởng tới tập tục mộ táng của người Mông Cổ. Do đó, không chỉ Thành Cát Tư Hãn mà nhiều hoàng đế, hoàng thân quốc thích, quý tộc Mông Cổ đều được tiến hành chôn cất bí mật sau khi mất, tức không xây dựng những lăng mộ nguy nga, kiên cố.

 

Địa điểm chôn cất các hoàng đế Mông Cổ được tuân theo ba quy tắc, thứ nhất không dựng bia mộ, thứ hai không công khai vị trí và thứ ba, không ghi chép vào tài liệu lịch sử.

Có giả thuyết cho hay, sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con trai ông là Oa Khoát Đài đã điều 2.500 thợ xây dựng lăng mộ. Nhưng lăng mộ vừa hoàn thành thì những người thợ này cũng bị thiêu tập thể để diệt khẩu. Những binh lính thực hiện hành động này sau cũng bị giết chết. Cho nên, lăng mộ thực sự của Thành Cát Tư Hãn ở đâu đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, cuốn Sử Tập của sử học gia Lạp Di Đặc - Tể tướng của Ilkhanate - một trong tứ đại hãn quốc dưới triều Nguyên có ghi, Thành Cát Tư Hãn khi còn trẻ, bị kẻ địch truy sát đã chạy lên một đỉnh núi.

Tại đây, ông đã thề với trời sẽ giết kẻ địch, thống nhất thảo nguyên Mông Cổ. Sau này vì thực hiện được lời thề này nên ông cho rằng, ngọn núi kia đã ban tặng sức mạnh cho bản thân. Cho nên, ông đã dặn thuộc hạ rằng, sau khi ông mất thì chốt cất thi thể ông ở đây.

Sách này còn cho biết, sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, thuộc hạ đã tuân theo ý chỉ của ông, khoanh một vùng Cấm địa ở khu vực núi này.

 

Theo các tài liệu lịch sử như Bí sử Mông Cổ, hoàng tộc Mông Cổ sau khi hạ táng, sẽ cho hàng trăm chiến mã giẫm đạp nên ngôi mộ khiến khu đất trở nên bằng phẳng và sau đó trồng thêm cây cối. Trước khi cây cối phát triển tươi tốt, khu vực này sẽ được khoanh lại, phái binh sĩ canh giữ ngày đêm, những người không liên quan không được phép đến gần.

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không tồn tại? Bí ẩn làm giới khảo cổ điên đầu là gì? - Ảnh 2.

Lăng mộ thực sự của Thành Cát Tư Hãn ở đâu luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của hậu thế. Ảnh minh họa

Chỉ đến khi cây cối phát triển, không còn lưu giữ bất cứ dấu vết nào của việc chôn cất những binh lính canh giữ mới được rời đi. Khu vực được khoanh lại này chính là Cấm địa, tức là nếu tìm được Cấm địa tất sẽ tìm được vị trí lăng mộ.

Vậy Cấm địa của Thành Cát Tư Hãn nằm ở đâu?

Sau khi tìm hiểu về các địa danh liên quan đến Thành Cát Tư Hãn thời sinh tiền, các nhà sử học phát hiện ngọn núi Khentii Mountains, nằm ở phía đông thủ đô Ulaanbaatar nay, thời Thành Cát Tư Hãn được gọi là Burkhan Khaldun, trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là Đại cấm địa.

 

Rất nhiều nhà khảo cố học các nước như Mỹ, Nhật Bản, Mông Cổ đã tìm kiếm ở khu vực này một thời gian dài nhưng không có kết quả, bên cạnh đó, vấn đề an toàn của các thành viên đội khảo cổ cũng không được đảm bảo nên chính phủ Mông Cổ ra quy định dừng tìm kiếm ở khu vực này.

Lăng mộ thực sự của Thành Cát Tư Hãn không hề tồn tại

Ngoài giả thuyết về Cấm địa trên, hiện còn tồn tại rất nhiều thông tin khác về lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.

Một số quan điểm cho rằng, sau khi chết, Thành Cát Tư Hãn không được chôn cất theo hình thức địa táng mà được chôn theo kiểu thủy táng. Truyền thuyết người Mông Cổ kể rằng, trên đường đưa quân đi chinh phạt Trung Á, Thành Cát Tư Hãn gặp một hồ nước lớn.

Ông đã ra lệnh cho quân nghỉ ngơi bên hồ, không đi nữa. Hóa ra, ông nhìn ra phong thủy của hồ nước và muốn sau này mất được chôn cất dưới hồ nước này. Hồ nước này ngày nay có tên là Issyk-Kul, nằm ở phía Đông Bắc Kyrgyzstan.

 

Cho nên, có người cho rằng, hậu thế của Thành Cát Tư Hãn đã làm theo di nguyện, đem thi thể ông và lượng lớn châu báu bí mật vận chuyển đến hồ Issyk-Kul, đồng thời còn làm ra một quan tài bằng đá to lớn, đặt thi thể và châu báu vào trong quan tài đá, đưa xuống dưới lòng hồ.

Câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết nhưng hồ Issyk-Kul ngày nay thực sự có dấu tích của thành cổ, hơn nữa những năm gần đây, các nhà khảo cổ học thường xuyên vớt được dưới đáy hồ nhiều đồ vật cổ như tiền đồng hoặc vật dụng sinh hoạt của người xưa.Thông qua giám định, những đồ vật này có niên đại từ thời Thành Cát Tư Hãn.

Chỉ có điều, các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy cỗ quan tài bằng đá trong truyền thuyết. Cho nên, Thành Cát Tư Hãn có thực sự được thủy táng hay không vẫn còn là câu đố chưa có lời giải.

Ngoài thủy táng, các nhà sử học còn đi sâu nghiên cứu văn hóa người Mông Cổ và đưa ra một giả thuyết mới: Lăng mộ thực sự của Thành Cát Tư Hãn không hề tồn tại.

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn không tồn tại? Bí ẩn làm giới khảo cổ điên đầu là gì? - Ảnh 4.
Cuốn sổ ố vàng của Gia Bạt Đô hé lộ về "ngôi mộ thực sự" của Thành Cát Tư Hãn. Ảnh cắt từ màn hình

Bởi sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, ông đã được thiên táng hay còn được gọi là điểu táng - phong tục mai táng truyền thống như người Tây Tạng.

 

Vào năm 1935, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một hòm sắt ở khu vực Dalad Banner, thuộc thành phố Ordos, khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc. Trong hòm sắt đựng một cuốn sách cũ viết bằng chữ Mông Cổ.

Qua nghiên cứu, cuốn sổ này vốn do Gia Bạt Đô - vị tướng lĩnh thân tín đi theo Thành Cát Tư Hãn chấp bút. Cuốn sách ghi lại tình hình sau khi Thành Cát Tư Hãn bệnh nặng qua đời.

Theo đó, sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, thuộc hạ ban đầu muốn đưa thi thể ông trở về Mông Cổ, tuy nhiên thời tiết nóng nực khiến vấn đề bảo quản thi thể gặp nhiều khó khăn. Trong khi người Mông Cổ rất kiêng kỵ việc để thi thể thối rữa nên Quốc sư Mông Cổ khi đó đã nghĩ tới phong tục thiên táng của người Tây Tạng.

Theo ý kiến của Quốc sư, các thuộc hạ mặc đồ mới cho Thành Cát Tư Hãn và dùng vải trắng bọc thi thể ông rồi đặt trên cỗ xe ngựa kéo. Những con ngựa bị quất thật mạnh khiến chúng tùy ý phi thục mạng về phía trước, dẫn đến việc thi thể của Thành Cát Tư Hãn có thể bị rơi ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

Ba ngày sau, các binh sĩ Mông Cổ mới đi theo vết chân ngựa tìm thi thể Thành Cát Tư Hãn.

 

Cuốn sách cũng cho hay, khi các tướng sĩ tìm thấy cỗ xe ngựa nhưng không thấy thi thể của Thành Cát Tư Hãn. Quốc sư Mông Cổ khi đó tuyên bố rằng, nếu thi thể của Thành Cát Tư Hãn bị thú dữ, chim dữ ăn thì linh hồn ông đã thuận lợi lên thiên đàng.

Rất nhiều các chuyên gia khảo cổ đều cho rằng, Gia Bạt Đồ đi theo Thành Cát Tư Hãn nhiều năm nên ghi chép của ông này được coi là đáng tin cậy nhất.

Điều này cũng có thể giải thích việc, mặc dù có rất nhiều các giả thuyết về lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhưng các nhà khảo cổ ngày nay vẫn chưa thể tìm ra chứng cứ xác thực.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm