Cái chết 'cay đắng' của cha nuôi Tần Thủy Hoàng: Uống thuốc độc tự tử, vì đâu nên nỗi?
Mức thu nhập "trên trời" của các đao phủ thời cổ đại: Ngoài lương còn có khoản "kiếm chác" không ngờ / Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này
Vài nét về Lã Bất Vi, vì sao có danh xưng "kẻ buôn vua"?
Theo chính sử thì Lã Bất Vi là người nước Vệ (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc). Nhưng theo "Chiến Quốc Thư" (tư liệu ghi chép lịch sử thời Chiến Quốc) thì Lã Bất Vi sinh ra ở nước Hàn. Gia đình bình dân, sau này trở thành con buôn, nhờ kinh doanh mà trở nên giàu có. Ông kết thân với Doanh Dị Nhân(người sau này trở thành Tần Trang Tương Vương).
Cũng nhờ sự giúp đỡ của Lã Bất Vi, Doanh Dị Nhân sau này đã trở thành vua nước Tần. Nhưng Doanh Dị Nhân lại si mê một người thiếp của Lã Bất Vi là Triệu Cơ (mẹ của Tần Thủy Hoàng sau này) và Lã Bất Vi đã dâng cho Doanh Dị Nhân người thiếp của mình.
Sau này, khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua, Lã Bất Vi được phong làm Tướng quốc và được Tần vương gọi là Trọng phụ (cha nuôi) và nắm quyền nhiếp chính.
Chính Lã Bất Vi đã chủ trương mở rộng lãnh thổ nước Tần bằng vũ lực, chiếm nhiều thành trì trong các cuộc chiến với nước Triệu và nước Vệ, tạo lợi thế cho nước Tần thống nhất Trung Hoa sau này. Tuy nhiên, Triệu Cơ là người phụ nữ không đoan chính, dù vào cung nhưng trong nhiều năm vẫn tư thông với Lã Bất Vi.
Khi Tần vương trưởng thành, Lã Bất Vi kiếm người khác là Lao Ái vào cung để hầu hạ Thái hậu Triệu Cơ. Về sau, Tần Thủy Hoàng biết được, đã giết cả 3 họ nhà Lao Ái, giáng chức rồi đuổi Lã Bất Vi khỏi cung.
Ban đầu còn cho thái ấp, ruộng đất ở vùng Hà Nam nhưng sau lại đuổi ông sang nước Thục. Lã Bất Vi khi cùng người nhà và gia nô trên đường rời nước Tần đã tự sát bằng thuốc độc, thọ 57 tuổi.
Lã Bất Vi có dấu ấn lớn trong việc đưa Tần Trang Tương Vương lẫn Tần Thủy Hoàng lên ngôi, trước kia lại là thương nhân nên người đời gọi ông ta là "kẻ buôn vua".
Chưa kể nghi vấn ông ta mới chính là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng, vì Triệu Cơ trước khi vào cung thì là thiếp của Lã Bất Vi và rất có khả năng đã mang thai. Đến nay đó vẫn là dấu hỏi trong lịch sử.
Mộ của Lã Bất Vi ở đâu?
Sau khi Lã Bất Vi chết, người nhà lẫn người hầu của ông lo sợ Tần Thủy Hoàng sẽ trả thù và khai quật mộ nên đã bí mật chôn cất ông. Hiện nay Lã Bất Vi an nghỉ ở thôn Nam Thái trang, thành Yển Sư, cách thành phố Lạc Dương khoảng 20km về phía đông và năm trong địa phận tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Nơi an nghỉ của nhân vật vẫn bị nghi ngờ là cha ruột Tần Thủy Hoàng (Ảnh: Sohu.com)
Tháng 12 năm 1994, Giáo sư Vương Khả Chi, Viện trưởng Viện lịch sử tư tưởng Trung Quốc khi đến đây công tác và giảng dạy, cũng đã đến thăm mộ Lã Bất Vi và đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng một khu tưởng niệm dành cho ông. Trên tấm bia lớn trong khu tưởng niệm ghi "Tần tướng quốc Lã Bất Vi chi mộ" (tức mộ của tướng quốc nước Tần Lã Bất Vi).
Ngôi mộ này hiện nằm gần một ngôi trường trung học lớn ở địa phương, mà muốn tới được thậm chí còn phải đi qua khuôn viên của trường để tới một con đường gọi là "đường Xuân Thu", dài chừng hơn 30 mét.
Trong quá khứ, địa phương nơi có ngôi mộ thực tế không phải khu vực vắng người, có nhiều nhà cửa và phủ đệ của quan lại chính quyền thời ấy. Nhưng không hiểu vì lý do gì, Tần Thủy Hoàng lại không tìm được.
Dòng chữ cổ trên bia tưởng niệm Lã Bất Vi (Ảnh: News.ifeng.com)
Vì sao Tần vương tìm mộ Lã Bất Vi?
Có hai giả thiết được biết đến nhiều nhất:
Thứ nhất, rất có thể sau khi Tần Thủy Hoàng xử tử Lao Ái, đuổi Lã Bất Vi, thì mẹ của ông đã tiết lộ rằng cha ruột của ông chính là Tướng quốc họ Lã. Vì thế ông đã cố gắng tìm Lã Bất Vi để đem về tiến hành an táng tử tế hơn, nhưng không được.
Nhưng giả thiết này khá mâu thuẫn, bởi nếu vậy thì như đã công nhận thân phận của Tần Thủy Hoàng không phải là con đẻ Tần Trang Tương Vương và sẽ ảnh hưởng đến ngôi báu ông đang có.
Một lối vào khác dẫn đến mộ Lã Bất Vi (Ảnh: News.ifeng.com)
Thứ hai, vì theo thông tin thì Lã Bất Vi tự tử, Tần Thủy Hoàng đa nghi, tìm lăng mộ của ông để tiến hành phá hủy, khai quật thi hài nhằm đảm bảo rằng Lã Bất Vi không giả chết. Những người thân cận với Lã Bất Vi cũng lo sợ điều này nên tiến hành đưa ông đi chôn cất chung với một người vợ cả.
Người vợ này thường được gọi là Lã Mẫu, qua đời trước ông và đã được an táng. Sau khi ông chết thì người trong nhà bí mật đưa ông về chung với bà.
Sử sách gọi là "Thiết Táng" (chôn cất trộm, không công bố). Mọi người đều biết đó là nơi chôn Lã Mẫu, nhưng khó ai ngờ ở đó lại có thêm một người được an táng cùng.
Lẽ thường, vua một nước với quyền lực tuyệt đối như Tần Thủy Hoàng thì việc sai người tìm mộ Lã Bất Vi là đơn giản, nhưng kết quả lại trái ngược hoàn toàn.
Sống và lớn lên trong thời biến loạn, tham gia vào các mưu đồ chính trị. Rồi cuối cùng phải uống thuốc độc tự sát. May mắn cho Lã Bất Vi là ông còn có chốn yên nghỉ dù bị vị hoàng đế nổi tiếng tài năng và bạo tàn tìm kiếm ngay cả khi đã chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc