'Hết hồn' với dung mạo thật sự của Võ Tắc Thiên
Phò tá Tần Thủy Hoàng và 2 lý do giúp Vương Tiễn tránh được "cái dớp" chết chóc bi thảm / Cuộc đời vị vua trong sự tích Tết Hàn Thực: Tuổi trẻ lưu lạc, từng lấy cháu gái làm vợ và vô tình ngộ sát công thần
Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, quan điểm trọng nam khinh nữ dường như đã trở thành nếp nghĩ thâm căn cố đế trong mắt cổ nhân. Cũng bởi luôn cho rằng phụ nữ chỉ có thể sống phụ thuộc vào đàn ông, cho nên người xưa thường coi dáng vẻ thướt tha, mềm yếu làm tiêu chuẩn thẩm mỹ khi đánh giá vẻ đẹp của các mỹ nhân.
Thế nhưng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có một người phụ nữ dù không sở hữu những tiêu chí nói trên, nhưng lại trở thành nhân vật làm khuynh đảo cả một giai đoạn. Đó chính là Võ Tắc Thiên – vị Nữ đế đầu tiên và duy nhất của nhà Võ Chu.
Điều khiến nhiều người băn khoăn nằm ở chỗ, trước khi tự sáng lập ra vương triều của riêng mình, Võ Tắc Thiên đã từng trụ vững trong hậu cung của hai đời vua Đường là Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Phải chăng vị Nữ hoàng này sở hữu dung nhan xuất chúng tới nỗi khiến cả hai cha con Lý Thế Dân và Lý Trị cùng mê đắm?
Tuy nhiên theo nhận định của các học giả hiện đại, dung mạo của Võ Tắc Thiên thực chất khác một trời một vực so với phim ảnh. Thậm chí những đặc điểm ngoại hình của bà còn khiến cho hậu thế phải ngỡ ngàng vì khác xa so với những gì họ vẫn thường tưởng tượng.
Nghi vấn phía sau danh xưng "Võ Mị Nương": Người có như tên?
Võ Tắc Thiên (624 – 705), xuất thân trong một gia đình quý tộc có danh tiếng ở đất Sơn Tây (Trung Quốc).
Do lớn lên trong gia cảnh khá giá, Võ thị từ nhỏ đã không phải làm nhiều công việc. Bản thân bà cũng không thích may vá, thêu thùa mà lại quan tâm tới việc đọc sách. Nhờ có kiến thức uyên bác, lại sở hữu xuất thân danh giá, Võ thị từ sớm đã nổi danh là bậc tài nữ.
Tới năm Trinh Quán thứ 11 (637), bà được Đường Thái Tông triệu vào cung, phong làm Tài nhân. Sau khi tiến cung, Võ thị được vua Đường ban cho chữ "Mị" làm tên, đời sau cũng vì vậy mà thường gọi bà làm Võ Mị Nương.
Trong tiếng Hán, chữ "Mị" dùng để khen ngợi những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ. Vì vậy hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Võ Tắc Thiên từ thuở thiếu thời đã sở hữu vẻ đẹp xuất chúng nên mới được Lý Thế Dân ban cho cái tên này.
Sau khi Đường Thái Tông qua đời, Võ thị lại tiếp tục lọt vào mắt xanh của vị vua tiếp theo là Cao Tông Lý Trị. Trải qua nhiều biến cố, bà đã trở thành Hoàng hậu và gần như độc sủng hậu cung dưới thời vị vua này.
Từ những căn cứ trên, không ít người đều tin tưởng Võ Tắc Thiên chắc chắn là bậc mỹ nhân hiếm có. Trong các tác phẩm phim ảnh hiện đại, hình tượng của bà đều được xây dựng với sự xuất chúng về khí chất và đặc biệt là dung mạo. Thế nhưng sự thực liệu có phải như vây?
Những manh mối trong chính sử hé lộ sự thật về dung mạo Võ Tắc Thiên
Sinh thời, bản thân Võ Tắc Thiên cũng từng rất mực tự hào về ngoại hình của mình. Khi đã chính thức nắm quyền, bà từng nhiều lần lấy dung mạo của bản thân làm khuôn mẫu để cho các thợ mộc điêu khắc tượng Phật.
Cho tới ngày nay, trong hang đá Long Môn ở Lạc Dương vẫn còn lưu giữ một bức tượng có tên là "Phật Lư Xá Na", được tạc vào năm 672 dưới thời Đường Cao Tông Lý Trị.
Bức tượng ấy được nhận xét là sở hữu gương mặt sắc sảo, ánh mặt sống động, tương truyền là do chạm khắc dựa trên gương mặt của Võ Tắc Thiên.
Bản thân Võ thị khi đó đang ở ngôi Hoàng hậu cũng hết sức hài lòng đối với tác phẩm nghệ thuật này. Thậm chí bà còn tài trợ hai vạn quan tiền để các thợ mộc hoàn thành bức tượng Phật ấy.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng bức tượng Phật Lư Xá Na ở Long Môn có tính tham khảo không cao. Nguyên do là bởi các thợ mộc trong quá trình tạo tác thường sẽ cố ý mỹ hóa từng đường nét, hơn nữa tổng quan tác phẩm ấy cũng pha trộn nhiều nét đặc trưng của các tượng Phật thường thấy, vì thế khó có thể xem đây là quy chuẩn để phục dựng lại dung mạo Võ Tắc Thiên.
Bức tranh chân dung Võ Tắc Thiên đội mũ phượng bản gốc (bên trái) và hình ảnh phục dựng mô phỏng.
Ngày nay, tranh chân dung phổ biến nhất của vị Nữ đế ấy chính là bức họa bà đội mũ phượng. Thế nhưng thực tế tác phẩm nói trên xuất hiện từ năm 1498 dưới thời nhà Minh, do đó đa số các đường nét trên gương mặt Võ Tắc Thiên đều là tưởng tượng.
Vì vậy, muốn biết dung mạo của vị Nữ hoàng Võ Chu ấy rốt cục ra sao, hậu thế chỉ có thể tìm kiếm những đầu mối được ghi lại trong sử sách.
Thực tế, các tác phẩm chính sử hầu như không chép nhiều về ngoại hình của Võ Tắc Thiên, chỉ có 3 tài liệu dưới đây là có đề cập trực tiếp:
Thứ nhất, trong "Tắc Thiên đại thánh Hoàng hậu ai sách văn" có nói về dung nhan của bà bằng bốn chữ "Kỳ tương nguyệt yển". Theo nhận định của QQ News, cụm từ này thực chất không mang tính ca ngợi Võ Tắc Thiên xinh đẹp nhường nào mà chỉ nói rằng tướng mạo của bà rất có khí khái.
Thứ hai, trong "Cựu Đường Thư" từng đề cập tới việc đại sư Viên Thiên Cang xem tướng cho Võ Tắc Thiên và đánh giá bằng cụm từ "Long tinh phượng cảnh" (mắt rồng cổ phượng), ngụ ý rằng bà có tướng tá của bậc đế vương.
Thứ ba, trong "Tân Đường Thư" phần "Chư Đế Công chúa truyện" từng miêu tả về ngoại hình của Thái Bình công chúa – người con gái được Võ Tắc Thiên nhận định là mang khí chất và dung mạo giống bà nhất. Theo đó, vị công chúa này sở hữu gương mặt "phương ngạc nghiễm di" - cụm từ dùng để miêu tả gương mặt vuông và to.
Ngoại hình thực sự của Võ Tắc Thiên chẳng những khác xa phim ảnh mà còn không giống với những tranh vẽ được truyền lại cho hậu thế.
Theo tờ báo Sohu (Trung Quốc), nếu tổng kết cả ba chi tiết miêu tả nói trên thì không khó để nhận thấy dung nhan Võ Tắc Thiên khác xa so với hình tượng trên phim ảnh hay chân dung trong tranh vẽ. Theo đó, bà sở hữu gương mặt vuông không thực sự thanh thoát, tướng mạo ít nhiều có nét giống nam nhi.
Tuy nhiên tờ báo này cũng nhận định rằng, tướng mạo của Võ Tắc Thiên đặt trong quan niệm thẩm mỹ của Đường triều thì lại được cho là hết sức phù hợp. Đây cũng là lý do mà bà đã trụ vững trong hậu cung của hai đời vua Đường.
Không chỉ có ngoại hình phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm mỹ đương thời, Võ Tắc Thiên còn sở hữu khí chất hiếm có của bậc đế vương, cùng với đó là trí tuệ xuất chúng và bản lĩnh chính trị được xếp vào hàng thượng thừa.
Nếu như nữ nhi từ cổ chí kim đa số vẫn thường lấy yếu tố ngoại hình làm trọng, thì đối với một người phụ nữ hiếm có như Võ Tắc Thiên, đó chẳng qua chỉ là một trong số những công cụ giúp bà bước lên đỉnh cao quyền lực mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ