3 "kho báu" tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng chứng minh tầm nhìn vĩ đại của Tần vương: Đi trước phương Tây 2.000 năm
Bí ẩn tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Không bao giờ có 2 gương mặt trùng khớp nhau? / Tình cờ phát hiện lăng mộ ẩn trong lòng núi, hành động sau đó của đội công nhân bị cảnh sát lên án gay gắt
Năm 221 trước Công nguyên, vị vua thứ 36 của nước Tần (về sau xưng là Tần Thủy Hoàng) diệt nước cuối cùng trong sáu nước chư hầu là nước Tề, thống nhất sáu quốc gia, và thành lập một đế chế thống nhất trong lịch sử Trung Quốc - trở thành Hoàng đế đầu tiên đưa Trung Quốc về một mối.
Vậy làm cách nào để Tần Thủy Hoàng có thể tiêu diệt hết những nước địch thủ hùng mạnh trong Thất quốc tranh bá?
Ba "kho báu" được tìm thấy trong số các chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng sẽ giải đáp câu hỏi trên. Điều này có thể giải thích tại sao nước Tần trở nên thịnh vượng và hùng mạnh.
'Kho báu' thứ nhất
Đầu tiên là thanh kiếm đồng mà ai cũng biết. Một lô kiếm đồng được khai quật cùng các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng có chiều dài trung bình 80 cm.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng những thanh kiếm đồng khai quật được có cấu trúc dày đặc, sáng và mịn. Những lưỡi kiếm được đánh bóng tinh xảo đến mức đáng kinh ngạc. Mặc dù những thanh kiếm bằng đồng này đã bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 2.000 năm, chúng vẫn sáng như mới và cực kỳ sắc bén tại thời điểm khi chúng được khai quật.
Sau đó, các chuyên gia phát hiện ra rằng có một lớp hợp chất muối Crom trên bề mặt của thân kiếm bằng đồng với độ dày 10 micron (1 micron bằng 0,001 mm). Phát hiện này đã gây chấn động thế giới lúc bấy giờ, bởi vì phương pháp xử lý "oxy hóa muối crom" này là công nghệ chỉ mới xuất hiện ở thời hiện đại.
Phát hiện hợp chất muối Crom đầu tiên ở Đức cũng vào năm 1937, nhưng điều đáng ngạc nhiên là thời Xuân Thu và Chiến Quốc, người Trung Quốc đã có nó và họ làm chủ công nghệ tiên tiến này thông qua bộ kiếm đồng dưới thời của Tần Thủy Hoàng.
'Kho báu' thứ 2
Thứ hai là nỏ. Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì khi nhắc đến nỏ bởi chúng ta thường thấy nó trong các bộ phim cổ trang. Thực tế, dưới thời Tần Thủy Hoàng, thứ vũ khí này đã thông dụng.
Các chuyên gia đã nghiên cứu nỏ giữa các chiến binh đất nung và ngựa chiến và phát hiện ra rằng loại nỏ này không chỉ bắn xa hơn cung tên, sát thương hơn mà còn có tỷ lệ bắn trúng cao hơn. Đó là vì:
Nỏ Tần được làm bằng dâu tằm, tay của nỏ Tần thường dài 60-75 cm, rộng 4-5 cm. Vì toàn bộ thân nỏ được kết bởi dây da dày đặc, điều này không chỉ tăng cường sức mạnh cấu trúc của thân cây cung mà còn có độ dẻo dai và đàn hồi mạnh mẽ tuyệt vời.
Thiết kế tinh vi này giúp cải thiện đáng kể độ tin cậy của mỗi lần bắn, giảm đáng kể tốc độ bắn nhầm và giảm độ rung khi phóng, giúp làm tăng đáng kể tỷ lệ bắn trúng. Nỏ Tần có tầm bắn lên tới 300 mét.
Điều đặc biệt là các vũ khí tương tự chỉ được thiết kế ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19. Nói cách khác, nỏ nhà Tần ở Trung Quốc sớm hơn 2.000 năm so với châu Âu.
'Kho báu' thứ 3
Vũ khí thứ 3 không thể không nhắc đến là mũi tên. Một số lượng lớn mũi tên đã được khai quật cùng với các chiến binh và ngựa đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng loại mũi tên này không chỉ có thể dễ dàng xuyên qua áo giáp của kẻ thù mà quá trình chế tạo cũng rất phức tạp, bởi vì ba vòng cung về cơ bản giống nhau, phạm vi sai số trong vòng 0,01 cm, loại quy trình sản xuất này đơn giản là ngoạn mục và quá xuất chúng đối với nước Tần hơn 2.000 năm trước.
Bí ẩn lăng mộ Tần vương: Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259 TCN-210 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN. Ông là một trong những hoàng đế có công xây dựng Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng.
Quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng được tình cờ phát hiện năm 1974 tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Bên trong lăng mộ chứa hơn 8000 tượng binh sĩ có kích thước người thật, với kiểu tóc, khuôn mặt, đôi tai, biểu cảm và thần thái khác nhau. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bắt đầu xây vào năm 246 TCN. Sau 38 năm cùng hơn 700.000 nhân công và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ khổng lồ này mới hoàn thành. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng gần giống như một kim tự tháp bằng đất cao 76 m và rộng gần 350 m². Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn trong quan tài cùng với nhiều ngọc ngà châu báu và đặt trong dòng thủy ngân (vừa để biểu tượng cho dòng sông đang chảy vừa để diệt khuẩn và gây độc chết người về sau cho những kẻ muốn phá mộ).
Cho đến nay, khu lăng mộ được ví như di sản thế giới này đang được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự ăn mòn của thiên nhiên cũng như những tay trộm mộ. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?