Khám phá

Lão nông đào được một chiếc nồi lớn liền đập vỡ để lấy 20 kg vàng, chuyên gia 'thót tim': Ông đã phạm sai lầm lớn!

Ở Trung Quốc cổ đại, vàng thường được sử dụng để làm những đồ dùng cao cấp, được những người giàu có sử dụng hàng ngày. Theo thời gian, nhiều đồ dùng bằng vàng đã biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cho đến nay, những vật dụng thất lạc đó được tìm thấy tình cờ nhờ những sự cố 'hy hữu.

Cả gan bán bảo vật đào được trong lăng mộ hoàng đế, 3 người nông dân tưởng 'đổi đời' - Ai ngờ! / Cả gan bán bảo vật đào được trong lăng mộ hoàng đế, 3 người nông dân tưởng 'đổi đời' - Ai ngờ!

Tính đến hiện tại, không ai có thể ước tính một số liệu chính xác về những kho báu ẩn trong lòng đất. Bên cạnh các công trình được tìm thấy bởi những nhà khảo cổ, cũng có một số kho báu cổ được phát hiện một cách ngẫu nhiên.

Tại Hà Nam (Trung Quốc), một người dân họ Vương ở làng Tiêu Sơn, huyện Tương Thành đã đào được một cái nồi lớn khi xây chuồng lợn. Sau khi đập vỡ chiếc nồi thì lão nông phát hiện bên trong chứa 20 kg vàng.

Trên chiếc nồi đất lớn có một số hoa văn và họa tiết kỳ lạ được chạm khắc xung quanh, bề ngoài được sơn màu đỏ. Không kịp suy nghĩ, lão Vương tò mò cầm cuốc trên tay đập vỡ bình, bên trong rơi ra tổng cộng 52 đồ vật bằng vàng, tổng cộng nặng tới 20 kg.

Lão nông đào được một chiếc nồi lớn liền đập vỡ để lấy 20 kg vàng, chuyên gia thót tim: Ông đã phạm sai lầm lớn! - Ảnh 1.

(Ảnh: QQ)

Các chuyên gia sau khi biết tin đã tiến hành thẩm định số vàng này. Sau khi xác định, người ta phát hiện ra rằng những món đồ bằng vàng này thực chất là một loại tiền vàng được gọi là "Dĩnh ái", được chế tạo trong thời Chiến quốc và một số là đồ dùng của hoàng thất.

Những đồ vật bằng vàng này được đúc vào khoảng giữa năm 241 và 223 trước Công nguyên. Đồng xu có hình dạng một chiếc đĩa và hàm lượng vàng lên đến hơn 90%, và một số thậm chí còn cao tới 99%.

Vậy, nguồn gốc của những món đồ này đến từ đâu?

Dĩnh ái được biết đến như ấn tử kim trên thế giới. Những ghi chép sớm nhất có thể được tìm thấy trong ghi chép lịch sử vào thời nhà Tống. Phương pháp sản xuất của nó là vẽ nhiều ô vuông nhỏ có quy tắc trên một tấm vàng, bên trong các ô vuông có hai ký tự "Dĩnh" (爰), hình thức giống như một con dấu nên được gọi là ấn tử kim.

Theo "Sử ký", các đồng tiền của thời Xuân Thu Chiến Quốc được làm bằng vàng có độ tinh khiết rất cao nên ấn tử kim có giá trị nghiên cứu và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, có một điều khiến các chuyên gia 'thót tim' khi quay lại di tích văn hóa này. Họ đã nhờ lão Vương dẫn đường lên sườn đồi và tìm thấy chiếc nồi đất đã bị đập vỡ.

 

Sau khi thẩm định, các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện chiếc bình thực chất là đồ gốm cổ quý hiếm. Loại đồ gốm này là sản phẩm có niên đại hơn 4000 năm, giá trị của nó còn vượt xa những món đồ bằng vàng gấp nhiều lần.

Các chuyên gia rất tức giận và nói với ông lão rằng: Ông đã phạm sai lầm lớn!

Đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết của lão Vương, một bảo vật quốc gia đã bị phá huỷ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm