Khám phá

Lên nắm quyền thay Tào Tháo, vì sao Tào Phi không tấn công Thục Hán đang suy yếu mà lại chọn gây sự với Đông Ngô?

Năm 221, trận Di Lăng nổ ra, Lưu Bị nôn nóng báo thù, bị Lục Tốn đánh cho thất bại thảm hại, phải rút quân về. Nhưng khó hiểu ở chỗ, Tào Phi vừa mới xưng đế lại không gây sự với Thục Hán, mà chọn tấn công phe đang mạnh như Đông Ngô. Tại sao lại như vậy? Có ba lý do được đưa ra như sau.

5 nhân vật Tam Quốc có trong tay nhiều lợi thế nhưng chẳng một ai có kết cục tốt đẹp / Số phận thê thảm của hậu duệ Chu Du thời Tam Quốc hé lộ "thuyết âm mưu" đáng sợ liên quan đến Tôn Quyền

Tôn Quyền lật lọng

Đêm trước trận Di Lăng, Tôn Quyền biết rằng chiến dịch này là cuộc đại chiến đánh cược vận mệnh của hai đất nước, hiển nhiên ông không hy vọng Tào Phi vừa mới xưng đế đã sang nhúng tay vào. Vậy là Tôn Quyền thần phục Tào Phi và xin tiến cống, mong nhận được sự bảo hộ của Tào Nguỵ.

Sau khi cân nhắc, Tào Phi đã chấp nhận sự thần phục của Tôn Quyền, đồng thời phong cho ông ta làm Ngô Vương.

Thật ra Tào Phi có tính toán riêng khi đưa ra quyết định này, bản thân ông xưng đế chưa lâu, việc cấp bách nhất ngay trước mắt là phải tạo dựng được uy tín, chứng minh tính hợp pháp của chính quyền mình. Đúng lúc Tôn Quyền tự đến tận cửa, sao Tào Phi có thể không chấp nhận?

Nhưng điều khiến Tào Phi không thể ngờ là, sau khi Tôn Quyền đánh thắng trận Di Lăng, sức mạnh của Đông Ngô tăng cao. Tôn Quyền cảm thấy mình không cần khuất phục trước Tào Phi nữa, bèn xưng đế ở Kiến Khang.

Lên nắm quyền thay Tào Tháo, vì sao Tào Phi không tấn công Thục Hán đang suy yếu mà lại chọn gây sự với Đông Ngô? - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.

Hành động này của Tôn Quyền khiến Tào Phi thẹn quá hoá giận, ông cảm thấy mình bị Tôn Quyền chơi một vố, nếu như không đòi lại thể diện từ Đông Ngô, vậy thì sau này ông còn làm Hoàng đế thế nào? Vậy là Tào Phi bỏ lại Thục Hán đang tổn thất nặng nề, quay sang tấn công Đông Ngô.

Tấn công Thục Hán tốn sức lại chẳng béo bở

Khi còn sống, Tào Tháo cũng từng thử sống mái với Thục Hán, ông cử Hạ Hầu Uyên trấn thủ Hán Trung, kết quả là bị Hoàng Trung đánh úp, ngay cả tướng tài đắc lực là Hạ Hầu Uyên cũng bị giết chết.

Tuy Tào Phi cũng biết rõ rằng sức mạnh của Thục Hán suy yếu, nhưng địa hình khu vực Hán Trung phức tạp, dễ thủ khó công, hoàn toàn không hợp để tấn công quy mô lớn. Tào Phi sợ cho dù cuối cùng có nuốt được Thục Hán, ông cũng phải trả một cái giá vô cùng lớn.

Với một Hoàng đế vừa mới lên ngôi, tình hình chưa ổn định như Tào Phi mà nói, đó là một lựa chọn vốn công vô ích. Huống chi thời điểm này Thục Hán đã bị Tôn Quyền đánh cho thua thê thảm, tạm thời cũng không đe doạ được đến mình, thế nên Tào Phi đã từ bỏ ý định tấn công Thục Hán.

 

Trấn áp hai châu Thanh - Từ

Sau khi Tào Tháo qua đời, mọi người đều lo đất nước sẽ xảy ra biến động thêm một lần nữa. Lúc này quân đội của hai châu Thanh - Từ do Tào Nguỵ quản lý lại tự ý rời khỏi Lạc Dương, rất có nguy cơ phát động chính biến.

Lên nắm quyền thay Tào Tháo, vì sao Tào Phi không tấn công Thục Hán đang suy yếu mà lại chọn gây sự với Đông Ngô? - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Tào Phi trên phim.

Để tránh xảy ra biến động, Tào Phi quyết định lấy danh nghĩa chinh phạt Đông Ngô để trấn áp hào cường hai châu. Sách sử có ghi chép rằng: Tháng chín (Tào Phi) tới được Quảng Lăng, ân xá cho hai châu Thanh - Từ, trao đổi tướng lĩnh và Thái thú hai châu.

Vậy là, khi Tào Phi thân chinh tới Đông Ngô, ông cho đi đường vòng tới Thanh Châu, phát động trận Quảng Lăng, xoá bỏ binh quyền của hai khu vực này. Sau sự kiện đó, sự cai trị của Tào Phi mới coi như được ổn định.

Nói tóm lại, Đông Ngô của thời kỳ Tam Quốc là một lực lượng trung gian, chỉ cần tranh thủ được sự giúp đỡ của Đông Ngô, hai nước kết hợp lại, cùng tiêu diệt một nước còn lại sẽ dễ dàng hơn nhiều.

 

Đáng tiếc Lưu Bị và Tào Phi đều không chịu nghe theo ý kiến của mưu sĩ, khăng khăng muốn phạt Ngô, cuối cùng gây ra thời Tam Quốc loạn lạc.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm