Khám phá

Nếu không để 3 mãnh tướng này rơi vào tay Tào Tháo, Lưu Bị có thể đã giữ được Kinh Châu, thay đổi cục diện Tam Quốc

Để 3 mãnh tướng này về dưới trướng của Tào Tháo, Lưu Bị đối mặt với tổn thất kép, vừa không có thêm được sức mạnh lại vừa phải hao tâm tốn sức để đối phó.

Lưu Bị muốn phục hưng Hán thất, vậy tại sao người trung thành với nhà Hán như Tuân Úc không chọn Lưu Bị để phò tá? / Chọn 4 cái tên Phong, Thiền, Vĩnh, Lý cho 4 người con trai, mục đích của Lưu Bị là gì?

Trong các mối quan hệ thời Tam Quốc, có thể nhận thấy rằng Lưu Bị vẫn có quan hệ liên minh với Tôn Quyền, nhưng lại hoàn toàn đối địch với Tào Tháo. Giai đoạn lịch sử đó đã dạy chúng ta một đạo lý: Nếu muốn đạt được cái gì đó thì phải chấp nhận mất đi một vài thứ khác, khi chấp nhận từ bỏ một vài thứ, chắc chắn sẽ đạt được thứ khác vào một thời điểm nào đó, không sớm thì muộn.

Trong công cuộc gây dựng bá nghiệp, có thể thấy trong việc lựa chọn người phò tá cho mình, Lưu Bị dù đã có được những nhân vật vô cùng lợi hại như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… nhưng ông cũng đã bỏ lỡ mất những nhân tài rất giỏi về mưu lược như Bàng Thống, Tôn Thượng Hương.

Ngoài ra, ông cũng bị Tào Tháo cướp mất 3 mãnh tướng, đây là một tổn thất vô cùng lớn với Lưu Bị, cho dù là Gia Cát Lượng cũng không có cách nào cứu vãn được. Vậy 3 vị tướng tài ấy là ai? Giữa họ, Lưu Bị và Tào Tháo rốt cục đã xảy ra chuyện gì?

Người đầu tiên phải kể đến là Văn Sính

Nói đến Văn Sính thì phải bắt đầu từ trận đối chiến giữa Trương Phi và Mã Siêu.

Khi Mã Siêu và Trương Phi quyết đấu với nhau, Lưu Bị cũng chứng kiến, hai người đánh đến kịch liệt, không phân thắng bại. Về sau, Gia Cát Lượng khuyên nhủ, chiêu mộ Mã Siêu đầu quân cho phe Lưu Bị, Lưu Bị có được Mã Siêu thì cực kỳ vui vẻ, nhưng cũng lại bỏ lỡ mất một người mà ông rất cần.

Văn Sính không chỉ có thực lực hơn người, mà còn vô cùng trung thành với chủ, vậy thực lực, tài năng của Văn Sính hơn người đến đâu?

Nếu không để 3 mãnh tướng này rơi vào tay Tào Tháo, Lưu Bị có thể đã giữ được Kinh Châu, thay đổi cục diện Tam Quốc - Ảnh 2.
Trong 3 nước thời Tam Quốc, người vừa có thể đánh bại cả Quan Vũ và Tôn Quyền dường như chẳng có ai, nên tài năng và thực lực của Văn Sính là điều không thể phủ nhận. Hình ảnh nhân vật Văn Sính trên phim.

Trong trận Xích Bích, sau khi Tào Tháo thất bại liền sai Văn Sính đến đóng quân ở Kinh Châu, Tào Tháo vốn chỉ muốn kéo dài thời gian trong thế cục khó khăn, nhưng không ngờ được rằng, Văn Sính không chỉ nhiều lần đánh lui thế tiến công của Quan Vũ mà còn đốt được chiến thuyền của Quan Vũ. Về sau, trong trận chiến với Tôn Quyền ở Giang Hạ, Văn Sính còn đánh bại Tôn Quyền.

Trong 3 nước thời Tam Quốc, người vừa có thể đánh bại cả Quan Vũ và Tôn Quyền dường như chẳng có ai, nên việc này cũng đủ để cho thấy thực lực và tài năng của Văn Sính tài giỏi đến nhường nào.

Điều đáng nói là, Văn Sính từ đầu vốn dĩ muốn đầu quân cho Lưu Bị, vì ông vốn là tướng lĩnh dưới trướng của Lưu Biểu, mà Lưu Bị lúc ấy đang nương nhờ chỗ Lưu Biểu, nên có thể nói hai người họ là người một nhà.

Nhưng khi Lưu Biểu mắc bệnh sắp qua đời, muốn đem Kinh Châu giao cho Lưu Bị tiếp quản, Lưu Bị vì muốn bày tỏ lòng trung thành của mình nên đã từ chối Lưu Biểu.

Chỉ có điều Lưu Bị không ngờ được rằng, khi Tào Tháo dẫn quân đến tấn công Kinh Châu, tướng thủ thành Kinh Châu lại trực tiếp mở cổng thành đầu hàng.

 

Khi ấy, Tào Tháo rất muốn có được Văn Sính, nhưng nội tâm Văn Sính vẫn còn đấu tranh, phân vân, nhưng Lưu Bị lại không có hành động gì cho nên Văn Sính đành theo phe của Tào Tháo.

Sau khi đến Tào doanh, Tào Tháo đối đãi với Văn Sính rất tốt, khiến Văn Sính không hối hận với quyết định của bản thân, thế nên có thể thấy Lưu Bị đã bỏ lỡ một bậc đại tài.

Người thứ hai là Trương Liêu

Quan Vũ khi gặp Trương Liêu cũng không dám tùy tiện manh động, còn Tôn Quyền cũng từng là bại tướng dưới tay Trương Liêu, cho nên thực lòng Tôn Quyền trong thâm tâm vẫn luôn e sợ, cố kỵ Trương Liêu.

Nếu không để 3 mãnh tướng này rơi vào tay Tào Tháo, Lưu Bị có thể đã giữ được Kinh Châu, thay đổi cục diện Tam Quốc - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Trương Liêu trên phim.

Tính cách của Trương Liêu có phần giống với Trương Phi, nhưng về cách làm người làm việc thì cẩn thận tỉ mỉ hơn nhiều.

 

Trương Liêu và Quan Vũ có cùng xuất thân, hay có thể nói là bạn đồng hương với nhau. Trương Liêu trước đã từng theo Lã Bố đến đầu quân dưới trướng Lưu Bị, nhưng có ai ngờ được giữa đường lại xuất hiện Tào Tháo.

Vì khi ấy quan hệ giữa Lưu Bị và Tào Tháo khá thân thiết, cho nên Lưu Bị không thể đoạt lại Trương Liêu về tay mình. Về sau, Lã Bố bỏ mạng dưới tay Tào Tháo, Trương Liêu cũng vì thế mà quyết định hàng Tào.

Khi theo phò tá Tào Tháo, Trương Liêu càng ngày càng khâm phục sự mưu trí của Tào Tháo, cũng tâm phục khẩu phục phò trợ Tào Tháo.

Trương Liêu và Văn Sính đều có chung điểm mạnh ấy là khả năng phòng thủ xuất sắc, để phân tích thực tài của hai người, thì cả hai người vừa có sự dũng cảm liều chết xông pha giết địch lại vừa có trí tuệ tầm nhìn chiến lược, biết phân tích thế cục. Nếu như hai người họ lúc trước đều theo phe Lưu Bị, thì Lưu Bị sau này có thể đã không mất đi toàn quyền ở Kinh Châu.

Mà nếu như thế, tiền phương có Quan Vũ, Triệu Vân xông pha, lực tấn công sẽ tăng lên; hậu phương lại có Trương Liêu, Văn Sính trấn thủ, khả năng phòng ngự cũng không ngừng cải thiện.

 

Như thế, việc Lưu Bị chiếm đánh thiên hạ cũng chỉ còn là vấn đề thời gian, nói không chừng cục diện thiên hạ sau này cũng vì vậy mà xuất hiện bước thay đổi lớn.

Người cuối cùng là Bàng Đức

Bàng Đức trước khi theo Tào Tháo từng đấu với Quan Nhị Gia, hai người đấu với nhau đến thỏa thuê, hứng khởi, không phân cao thấp. Nhưng người tài giỏi như vậy, Lưu Bị cuối cùng vẫn bỏ lỡ mất.

Nếu không để 3 mãnh tướng này rơi vào tay Tào Tháo, Lưu Bị có thể đã giữ được Kinh Châu, thay đổi cục diện Tam Quốc - Ảnh 6.
Hình ảnh nhân vật Bàng Đức trên phim.

Sau này Bàng Đức đầu quân cho phe Tào Tháo, có một lần Quan Vũ bắt sống được ông, nhưng lại không lập tức ra tay giết chết, Quan Vũ nói với Bàng Đức: "Anh mi trước đây ở Thục quốc, chủ mi cũng ở Thục quốc, mi cớ sao thà chịu chết cũng không chịu khuất phục?"

Bàng Đức đáp: "Lưu Bị lấy gì để so bì với Tào Tháo, thiên hạ này rồi cũng sẽ về tay Tào Tháo, ngày thất bại của các người cũng chỉ còn là vấn đề thời gian thôi."

 

Quan Vũ trở lại quân doanh, đem tất cả thuật lại cho Lưu Bị nghe, Lưu Bị nghe xong thở dài, nhưng trong lòng lại tự vấn bản thân có phải cách làm của mình có vấn đề gì đó mới khiến cho Bàng Đức thà chết cũng không nguyện gia nhập vào Thục Hán.

Họ không muốn đầu quân cho Lưu Bị, ngoài việc bản thân Lưu Bị không đủ sức thu hút còn là vì thân phận của Lưu Bị kém cỏi.

Tào Tháo có trong tay Thiên tử nhờ đó chiếm được ưu thế, kế hoạch và lực lượng của cả thiên hạ, còn Lưu Bị chỉ xuất thân từ dân thường, thậm chí khi còn nhỏ Lưu Bị cũng không có chí hướng gì.

Nếu so sánh về bối cảnh như thế, Lưu Bị còn không cố gắng dùng thành ý của bản thân để lôi kéo họ, còn đợi họ tự tìm đến với mình, chỉ nghĩ thôi cũng sẽ thấy được, phần lớn người tài giỏi sẽ nguyện chọn theo giúp Tào Tháo.

Để có thể trở thành một vị quân chủ lỗi lạc thì bản thân không chỉ cần có năng lực hơn người, biết trọng dụng người tài, mà còn phải biết dùng tình cảm chân thành của bản thân để lay động mọi người.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm