Liên tục xảy ra 3 trận 'động đất' trong đêm, cả làng sững sờ phát hiện 'kho báu' dưới lòng đất
Đào vàng, phát hiện kho báu quý hơn vàng do... một loài người khác để lại / Đi dạo, bắt gặp kho báu đầy trang sức cổ thú rừng vô tình đào lên
Theo lời kể của dân làng, âm thanh đó giống như tiếng pháo nổ, mặt đất và nhà cửa bị rung chuyển như vừa xảy ra một trận động đất lớn, vang lên 3 lần liên tiếp trong đêm. Khi dân làng đổ xô lên sườn đồi ở phía Tây Bắc của ngôi làng để kiểm tra thì phát hiện ra 3 hố đen không đáy rất lớn.
Sau tiếng nổ, người dân phát hiện ra những lăng mộ cổ đã bị trộm. (Ảnh: Sohu)
Hóa ra, tiếng động lớn là do những kẻ trộm mộ gây ra.
Lúc này người dân làng bỗng nhớ tới truyền thuyết về ngọn núi phía bên ngoài ngôi làng vốn là nghĩa trang của vua Liêu, có vô số báu vật được chôn bên dưới nên đã thu hút những kẻ trộm mộ kia.
Nhận được tin cấp báo, đoàn khảo cổ của tỉnh lập tức tới hiện trường rà soát. Theo hình dáng sơ bộ thì lăng mộ này có thể có một quý tộc thời nhà Liêu nhưng không tìm thấy văn bia nên không thể xác định chủ nhân của nó.
Sau một hồi tìm kiếm, các chuyên gia khảo cổ lại phát hiện thêm 3 ngôi mộ khác và một trong số đó đã cho kết quả đáng ngạc nhiên. Trong lối đi của một lăng mộ, họ tìm thấy một văn bia ghi rõ ràng chủ nhân của ngôi mộ là Gia Luật Hoằng Lễ, một thành viên của hoàng tộc nhà Liêu.
Sau khi khai quật, các chuyên gia nhận thấy đây là lăng mộ của các thành viên trong gia đình của tể tướng Hàn Đức Nhượng. (Ảnh: Sohu)
Theo những ghi chép trong bộ "Liêu Sử" thì Gia Luật Hoằng Lễ được Hàn Đức Nhượng, tể tướng nhà Liêu nhận nuôi và được chôn cất như một hậu duệ tại nghĩa trang của gia tộc họ Hàn. Do đó, các chuyên gia xác định rằng khu lăng mộ này chính là của các thành viên nhà Hàn Đức Nhượng.
Đặc biệt, khi khai quật lăng mộ lớn nhất, các chuyên gia nhận thấy kiến trúc của nó khác biệt với những ngôi mộ còn lại, chứng tỏ thân phận của chủ nhân lăng mộ cao quý hơn hẳn.
Mặc dù lăng mộ này đã bị trộm đi các di vật văn hóa và quan tài nhưng rất may vẫn còn lại văn bia, trên đó có khắc dòng chữ "Văn bia của Văn Trung Vương". Đây chính là thụy hiệu của Hàn Đức Nhượng sau khi ông mất. Do đó lăng mộ lớn nhất này chính xác là của Hàn Đức Nhượng.
Hàn Đức Nhượng vốn là người Hán nhưng nhờ tài trí, mưu lược của mình nên đã được thăng chức làm tể tướng nhà Liêu. Khi Liêu Cảnh Tông băng hà, ông cùng Gia Luật Tà Chần nhận cố mệnh, lập Gia Luật Long Tự lên làm đế, tức Liêu Thánh Tông. Do hoàng đế còn nhỏ, nên Thái hậu Tiêu đã lệnh cho Hàn Đức Nhượng lên nhiếp chính và ông là người Hán đầu tiên ở nhà Liêu được coi là "Nhiếp chính vương".
Văn bia có khắc dòng chữ "Văn Trung Vương" chứng tỏ đây là lăng mộ của Hàn Đức Nhượng. (Ảnh: Sohu)
Dù các lăng mộ bị trộm lấy hết nhưng đối với các nhà khảo cổ đây vẫn là một 'kho báu' lớn với các thông tin quý giá giúp cho việc tìm hiểu lịch sử thời nhà Liêu tiến thêm một bước gần hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi