Linh dương mẹ kiên cường đấu sừng với tê giác bảo vệ con
Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, cuộc đời bão giông / Mẹ đẻ vua Bảo Đại: Từ cung nữ nghèo và góc khuất trong chuyện tình với Vua, sinh được "Thái tử" mà đổi đời ứng theo lời tiên tri
Trước đó, con tê giác khổng lồ tò mò, có ý muốn tiếp cận linh dương con nhưng linh dương mẹ đã kịp thời ngăn lại và giương sừng bảo vệ con. Được biết, đây là lần đầu tiên con linh dương sừng kiếm dẫn con đi chơi quanh công viên sau ca sinh nở đầy khó khăn. Lúc vừa sinh ra, dê con đã được hồi sức bằng hô hấp nhân tạo mới sống sót.
Dan Gray, một nhân viên chăm sóc thú tại công viên, cho biết: “Phoenix là đứa con thứ 7 của Ramina nhưng dê mẹ sinh nó không hề dễ dàng. Thực tế, chúng tôi phải hô hấp nhân tạo linh dương con ngay sau khi được sinh ra, nếu không nó đã ngừng thở”.
Nhân viên này cho biết thêm may mắn thay, Phoenix đã phục hồi hoàn toàn và đó là lý do tại sao nó được phép ra vào công viên thoải mái. Tuy nhiên, có vẻ các nhân viên lo lắng quá mức vì Ramina chăm sóc con kỹ càng hơn mọi người tưởng. Nó quyết giương sừng với con tê giác có trọng lượng hơn mình tới 15 lần, trong khi tê giác Njanu chỉ tò mò, nghĩa là không làm hại ai cả.
“Tôi đoán Ramina không biết điều đó và nó thể hiện lòng dũng cảm của người mẹ, đứng lên bảo vệ con một cách kiên cường”, người chăm sóc thú cho biết.
Linh dương sừng kiếm (oryx – oryx dammah) được đặt theo tiếng Latin do chiếc sừng thẳng, nhọn có thể dài đến 1,5 m. Các chuyên gia tin rằng linh dương có thể là nguồn gốc của các huyền thoại về kỳ lân do người dân nhìn thấy con linh dương 1 sừng. Những chiếc sừng này được làm từ xương rỗng nên dễ dàng bị gãy và không mọc lại nên linh dương một sừng khá phổ biến trong tự nhiên. Linh dương sừng kiếm bắt nguồn từ Bắc Phi –được cho là không còn trong tự nhiên từ năm 1999 – do nạn săn bắn và mất dần môi trường sống. Longleat là một phần của chương trình nhân giống động vật hoang dã quốc tế, với quy mô hiện nay lên tới 1.500 cá thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo