Loài cá cóc cực đẹp và hiếm tại Việt Nam, được phát hiện ở độ cao gần 2000m
Nhà bác học có mối thâm thù với Newton vì nỗi oan 'ăn cắp' : Là 'cha đẻ' của đạo hàm và tích phân? / Thời cổ đại không có vệ tinh định vị, vậy họ đã vẽ bản đồ như thế nào?
Các nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư Việt Nam và Đức từng phát hiện ra một loài các cóc sần có mặt tại cao nguyên miền Trung. Chúng có tên khoa học là Tylototriton ngoclinhensis - cá cóc sần Ngọc Linh.
Cho tới thời điểm hiện tại Việt Nam đã phát hiện ra 6 loài cá cóc và những loài này chỉ được tìm thấy tại miền Bắc cho tới Nghệ An. Việc tìm ra loài cá cóc mới này ở miền Trung từ Quảng Bình tới Kon Tum cho thấy những bước phát triển tìm kiếm mới.
Đây là loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton và cũng là lần đầu tiên cá cóc được phát hiện và ghi nhận tại Tây Nguyên, ở độ cao 1800. Phát hiện này đã lập kỷ lục về độ cao đối với một con cá cóc được tìm thấy ở Việt Nam.
Cá cóc sần ngọc linh được tìm thấy lần đầu vào năm 2018. Nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư, ông Phùng Mỹ Trung, cho hay khi ấy ông đã biết chắc chắn đây là loài mới và sẽ là công bố thú vị nhất đối với bộ lưỡng cư có đuôi Caudata ở Việt Nam.
"Tôi phát hiện ra một ổ sinh thái cá cóc sần ngọc linh sau một chuyến đi nghiên cứu ở cao nguyên thuộc miền Trung. Tôi đã chờ đợi đến mùa mưa năm sau với hy vọng tìm thấy các thể trưởng thành kết đôi, đẻ trứng.
Điều làm tôi bất ngờ nhất là khi nhìn thấy con trưởng thành, nó đẹp đến độ khi cầm mẫu vật mà bàn tay tôi run rẩy, không tin vào mắt mình.
Trong những năm ấy, ngoài thời gian, công sức và tiền bạc, tôi cũng phải đánh đổi nhiều thứ để có thể tìm ra được loài lưỡng cư xinh đẹp và quý hiếm này. Tôi xin gửi tặng phát hiện thú vị này đến những người đã đồng hành với tôi những lúc khó khăn, gian khổ trong suốt hành trình tìm kiếm loài mới", ông chia sẻ.
Cá cóc sần là một loài lưỡng cư trong họ Cá cóc Salamandridae thuộc Bộ Có đuôi Caudata. Loài này được phát hiện tại Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An thuộc Việt Nam. Ở nơi chúng sinh sống, người dân bản địa đã đặt tên cho một số ao mang tên là ao cá cóc vì có rất nhiều loài cá cóc này sinh sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này