Loài cá mọc 30.000 chiếc răng trong suốt cuộc đời
Phát hiện bất ngờ về vụ cá mập chết hàng loạt 19 triệu năm trước / Cá mập cổ đại có 'đôi cánh' dài 2 m?
Bộ hàm của cá mập trắng lớn có 300 chiếc răng, xếp thành nhiều hàng. Hai hàng đầu tiên dùng để cắn và nghiền thức ăn. Do răng được thay thế liên tục, loài cá này có thể có đến 30.000 chiếc răng trong suốt cuộc đời. Cá mập trắng lớn được mệnh danh là kẻ săn mồi đáng sợ vì sở hữu giác quan nhạy bén và những chiếc răng sắc nhọn để cắn đứt con mồi lớn. Ảnh: National Geographic.
Độ dài thông thường của răng cá mập trắng lớn là 7,5 cm. Răng của loài vật này hình tam giác, viền răng có những chiếc răng nhỏ như lưỡi cưa, giúp chúng khống chế và xé nát con mồi. Bộ hàm của cá mập trắng lớn cũng được "thiết kế" đặc biệt với phần xương hàm trên gắn lỏng lẻo với hộp sọ. Khi chúng há miệng, phần hàm sẽ nhô ra ngoài, mõm cong lên, con mồi sẽ dễ dàng lọt vào miệng. Khi bộ hàm khép lại, những chiếc răng sẽ siết chặt lấy con mồi, khiến chúng đau đớn và không thể trốn thoát. Ảnh: Buried Treasure Fossils.
Nghiên cứu của Mỹ từ những năm 1980 cho thấy cá mập trắng lớn có thể tiêu thụ 30 kg thức ăn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 của Australia cho thấy loài này có thể ăn gấp 4 lần so với ước tính trước đó, tức là khoảng 120 kg. Khi ăn đủ no, chúng có thể nhịn ăn trong 2 tháng. Lý giải cho điều này, ruột của cá mập trắng lớn có cấu trúc hình xoắn ốc, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại và hiệu quả hơn. Ảnh: Milliyet.
Gan của cá mập trắng lớn có thể chiếm 25% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm 90% không gian bên trong khoang cơ thể. Phần gan của loài cá này chứa nhiều dầu, đây cũng là một trong những lý do chúng có thể dễ dàng nổi trên mặt nước. Ảnh: The Senses.
Giống cá đuối và các loài cá mập khác, xương của cá mập trắng lớn cấu tạo từ sụn cứng. Sụn cứng dẻo dai, nhẹ hơn xương, giúp chúng di chuyển nhanh trong nước. Ảnh: Leogaskins.
Những chiếc lỗ li ti trên mõm của cá mập trắng lớn được gọi là Ampullae of Lorenzini, được dùng để nhận biết tín hiệu điện siêu nhỏ phát ra từ cơ bắp của các động vật khác. Ampullae of Lorenzini chủ yếu được tìm thấy ở lớp cá sụn. Ngoài ra, cơ quan thụ cảm, hay còn gọi là "đường bên", cũng giúp cá mập trắng lớn thu thập thông tin và các biến đổi trong nước. Qua đó, chúng có thể phát hiện cử động của con mồi cách xa 250 m. Ảnh: The Conversation.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ