Cá mập cổ đại có 'đôi cánh' dài 2 m?
Loài cá mập Aquilolamna milarcae, còn được gọi là "cá mập đại bàng", tồn tại cùng kỷ nguyên của khủng long và tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước.
Tìm hiểu về loài cá mập cổ đại có ”đôi cánh” dài 2 m / Cá mập trắng lớn “khoe” nanh vuốt khi săn mồi
Các nhà khoa học tìm thấy một số mẫu hóa thạch của cá mập Aquilolamna milarcae ở vùng Nuevo Leon, phía đông bắc Mexico. Từ đó, họ ước tính con vật có chiều dài thân hơn 1,6 m, "sải cánh" dài gần 2 m, trang Live Science đưa tin.
Các hóa thạch này sẽ được trưng bày ở bảo tàng Milarca, Mexico.
Romain Vullo, chuyên gia tại Đại học Rennes và là nhà khoa học chính trong dự án, nhận định thức ăn chủ yếu của loài Aquilolamna milarcae có thể là sinh vật phù du. Chúng không cần bơi quá nhanh. Tương tự như cá đuối hiện đại, loài này chỉ cần bơi chậm là đủ để kiếm ăn.
Theo các nhà khoa học, loài Aquilolamna milarcae có thể xuất hiện trước cá đuối khoảng 30 triệu năm. Dù sống dưới nước, chúng vẫn có cặp vây với hình thù như đôi cánh và kiếm ăn tương tự loài cá đuối.

Hình ảnh mô phỏng loài cá mập tiền sử Aquilolamna milarcae với cấu tạo vây như cá đuối. Ảnh: Oscar Sanisidro
Con cá mập này còn có đầu khá ngắn và miệng rộng. Những bộ phận khác như đuôi và vây đuôi vẫn tương tự loài cá mập hiện đại.
Loài cá mập "đại bàng" tồn tại khoảng 93 triệu năm trước, trong cuối kỷ Phấn trắng, khi khủng long vẫn ngự trị trên Trái Đất.
Nó được cho là tuyệt diệt cùng lúc với khủng long khoảng 66 triệu năm trước.
Vào thời điểm loài Aquilolamna milarcae còn tồn tại, vùng Nuevo Leon đang bị nhấn chìm bởi một vùng đại dương được các nhà khoa đặt tên là Đường biển Nội địa Phía tây (kéo dài từ Vịnh Mexico lên Bắc Băng Dương hiện nay).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Một số loài chim bỏ đói một con trong đàn - sự tàn nhẫn của chim mẹ hay chọn lọc tự nhiên?
Tại sao nước tự nhiên không có hạn sử dụng, nhưng nước đóng chai lại có?
Những sự thật bất ngờ có thể bạn chưa biết về trăn Anaconda
CLIP: Đang bị sư tử 'xẻ thịt', trâu rừng bất ngờ vùng dậy húc cho kẻ đi săn trọng thương
'Đột nhập' căn phòng khách sạn đắt nhất thế giới, giá 2,5 tỷ đồng/đêm
CLIP: Cắn túi bụi vào kỳ đà, rắn hổ mang vẫn chẳng thể làm gì được đối thủ
Cột tin quảng cáo