Khám phá

Loài cá nằm trong top nhỏ nhất thế giới nhưng có khả năng tạo ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh

Danionella cerebrum, loài cá nhỏ có khả năng tạo ra âm thanh hơn 140 decibel (dB), lớn hơn cả tiếng còi xe cứu hỏa hoặc máy bay cất cánh (130dB).

Khi cần trục vớt lưới đánh cá từ đáy biển lên, tất cả thuyền viên kinh hãi thốt lên: Chúng ta đã gặp phải một con quái vật biển! / Mỹ: Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi 'sinh ra từ cõi chết'

Danionella cerebrum là một trong những loài cá nhỏ nhất thế giới với chiều dài khi trưởng thành là 1,27cm. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước nông ngoài khơi biển Myanmar.

loai-ca-phat-ra-tieng-lon-hon-may-bay-cat-canh (1).jpg 0

Danionella cerebrum có khả năng tạo ra âm thanh lớn hơn tiếng máy bay cất cánh.

Tuy nhỏ nhưng loài cá này lại có khả năng tạo ra âm thanh hơn 140 decibel (dB) - một con số đáng kinh ngạc. 140dB là ngưỡng gây chói tai cho con người, nghĩa là âm thanh này lớn hơn cả tiếng còi xe cứu hỏa hoặc phi cơ cất cánh (130dB).

Ông Ralf Britz, tác giả nghiên cứu - nhà ngư học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Senckenberg (Đức), cho biết: “Âm lượng này sánh ngang với tiếng ồn mà con người nghe thấy khi máy bay cất cánh ở khoảng cách 100m, điều này khá bất thường đối với một loài động vật có kích thước nhỏ bé như vậy”.

Thông thường chỉ có động vật lớn có xu hướng tạo ra âm thanh lớn hơn những động vật nhỏ, trong đó voi có thể tạo ra âm thanh lên tới 125 decibel bằng vòi của chúng. Tuy nhiên, tự nhiên không thiếu những điều bất ngờ. Một số loài động vật nhỏ có thể tạo ra những tiếng động cực kỳ lớn so với kích thước của chúng, bao gồm cả tôm gõ mõ (hay còn gọi là tôm súng, tôm pháo), chúng sử dụng cặp càng của mình để tạo ra âm thanh lộp bộp có âm lượng lên tới 250 decibel.

Trong lịch sử, các nhà khoa học thần kinh là những nhà nghiên cứu quan tâm nhất đến cá Danionella cerebrum, bởi vì nó có bộ não nhỏ nhất được biết đến so với bất kỳ loài động vật có xương sống nào trên hành tinh.

loai-ca-phat-ra-tieng-lon-hon-may-bay-cat-canh (1).jpg 0

Loài cá này trong suốt và không có hộp sọ nên các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận mô não. Nhưng trong khi nghiên cứu bộ não của loài cá trong phòng thí nghiệm, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đức gần đây đã quyết định điều tra tiếng ồn phát ra từ bể của sinh vật này.

 

Sau khi làm thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện loài cá này tạo âm thanh ồn ào đó bằng bong bóng của chúng. Và chỉ có con đực mới có thể tạo ra âm thanh lớn như vậy.

Dù biết âm thanh của cá Danionella cerebrum đến từ đâu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc tại sao chúng lại làm như vậy. Nhưng họ có một vài giả thuyết. Có thể cá phát ra âm thanh để tìm nhau trong vùng nước đục. Hoặc, có thể, vì chỉ có con đực mới phát ra âm thanh nên nó nhằm mục đích giúp thu hút bạn tình hoặc cảnh báo những con đực khác tránh xa.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm