Khám phá

Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều "trò khỉ" lạ lùng nhất miền Tây

Ông Sáu Tuấn kể, nhiều lần khi đi xuồng ngoài vuông tôm, ông đã chứng kiến loại cá này làm nhiều "trò khỉ".

Động vật trong không gian / Dingo - Loài động vật kiên cường nhất trong thiên nhiên hoang dã của Châu Úc!

Hung dữ, tinh ranh, lanh lẹ, miệng há đầy răng nanh... là những đặc điểm có ở loài cá lạ nhất miền Tây, mang tên là thòi lòi. Chúng có đôi mắt lồi lên và to như hòn bi ve, lại nhô lên hẳn đỉnh đầu, thường sống trong lùm cây hoặc hang sâu hàng mét.

Một đặc tính mà loài cá này sở hữu không có ở bất kỳ giống cá nào khác, đó là khả năng biết "leo cây". Không phải chậm chạp mà chúng leo nhanh "như chảo chớp". Với làn da xù xì đen xám, đôi vây tựa như hai cánh tay hay bánh chèo, giúp chúng trườn, bò nhanh trên lớp bùn lầy, nước, mặt đất, leo lên cây.

Chúng chỉ lớn cỡ 2 - 3 ngón tay, thường sống ở những bãi sình lầy, cửa sông, rừng đước ngập mặn, như đất mũi Cà Mau, rừng U Minh Thượng.... Đặc biệt, vào Ngày Quốc tế về Trái đất năm 2011, cá thòi lòi được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào hàng 6 con vật "kỳ lạ nhất hành tinh".

Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều trò khỉ lạ lùng nhất miền Tây - Ảnh 1.

Cá thòi lòi trong tự nhiên. Ảnh: Internet

Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều trò khỉ lạ lùng nhất miền Tây - Ảnh 2.

Cận cảnh con cá "leo cây".

Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều trò khỉ lạ lùng nhất miền Tây - Ảnh 3.

Cá thòi lòi dính bẫy. Ảnh: báo Cà Mau

Ông Sáu Tuấn (một người nuôi tôm tại vùng hẻo lánh ở Cà Mau, Đầm Dơi) từng chia sẻ trên tờ Lao động, cá thòi lòi có thể hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua làn da như ếch. Đôi vây của chúng có hệ cơ phát triển, nơi chúng chọn đào hang trú ẩn thường rất "hiểm", như các lùm cây, phần rễ sâu um tùm... Hang của chúng có thể sâu tới 2 mét và có nhiều ngóc ngách.

Một đặc tính dễ nhận thấy của cá "leo cây" được ông nêu ra, đó là cá này chỉ ra ngoài kiếm ăn khi nước lớn, còn khi nước ròng chúng lại chui vào hang.

"Dân ở đây thường gọi thòi lòi là cá leo cây. Rất nhiều lần khi đi xuồng ngoài vuông (hồ tôm), tui chứng kiến hắn làm nhiều "trò khỉ" như trèo vắt vẻo trên những cây đước, mắm..., nhưng có người đến gần thì chúng nhảy tõm xuống sông", ông Sáu Tuấn mô tả với nguồn trên.

 

Theo báo Cà Mau, do cá thòi lòi rất tinh quái, thường đào một hang chính và một hang phụ để dễ thoát thân khi gặp nguy hiểm, nên muốn bắt chúng phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Nhuần (Khu du lịch sinh thái cộng đồng xã Đất Mũi) cho nguồn này biết, người bắt thòi lòi cần quan sát xem hang đó có cá hay không, để đặt lưới, xà di ở miệng hang. Với những hang sình đục và có dấu vây thì đảm bảo có cá.

Ông Danh Sang (người dân xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) kể, với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông nhận thấy hang nào có đất mới đùn ra và nước đục thì bên trong mới có "quái ngư" thòi lòi. Trong một buổi đi săn cá, mấy chục xà vi lưới mà ông đặt cái nào cũng trúng cá, nhưng ông chỉ bắt con to, thả những con nhỏ. "Mình bắt cá nhỏ như vậy tiếc lắm. Ngay cả ốc len, vọp, cua, ba khía... cũng vậy, con nào còn nhỏ thì thả lại với rừng", ông bày tỏ.

Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều trò khỉ lạ lùng nhất miền Tây - Ảnh 5.

Cảnh người dân lội sình bắt cà thòi lòi. Ảnh cắt từ video của truyền hình báo Cà Mau online

Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều trò khỉ lạ lùng nhất miền Tây - Ảnh 6.

Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang

 

Ngoài ra, cá "leo cây" được coi là đặc sản ngon thứ thiệt miền Tây, với phần thịt ngọt thơm, dai, chắc, không hề tanh. Chúng có thể dùng nướng muối ớt, nấu canh chua, chiên, kho. Nhiều năm qua, các điểm du lịch sinh thái ở Cà Mau đã cho du khách trải nghiệm việc tự lội sình bắt cá thòi lòi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm