Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng
Loài gà duy nhất trên thế giới có móng vuốt ở cánh và bay như chim / Loài chim quý có mỏ đắt gấp 3 lần ngà voi, giá 150 triệu/kg: Liệt vào sách đỏ, bị đe dọa tuyệt chủng
Loại chim xuất hiện ở Việt Nam được liệt trong sách đỏ thế giới nay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Việt Nam sở hữu một loại cò thuộc một trong những loài chim quý hiếm nhất hành tinh. Đó chính là cò quăm cánh xanh, tuy nhiên loài chim này ở Việt Nam còn rất ít, đứng bên bờ tuyệt chủng. Thậm chỉ ở những vườn chim miền Nam, trong các năm gần đây, loài cò quăm cánh xanh đã biến mất hoàn toàn.
Sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cũng xếp cò quăm cánh xanh ở mức cực kỳ nguy cấp (CE).
Cò quăm cánh xanh, có tên khoa học là Pseudibis davisoni, thuộc họ Cò quăm Threskiornithidae, bộ Hạc Ciconiiformes. Loài động vật này còn được gọi với cái tên khác là cò quăm vai trắng với kích thước lớn, cùng chiều dài từ 75cm - 85cm. Cò quăm cánh xanh trưởng thành có màu thân tối, đầu đen trụi lông, sau gáy có vòng lông trắng, cánh xanh với vệt trắng ở trước và nằm ở phía trong. Đặc điểm này có thể được nhìn rõ hơn khi chúng bay. Loài này có chân đỏ, mỏ dài, cong xuống dưới.
Môi trường sống của cò quăm cánh xanh là ở trong những rừng cây thưa, ao hồ, đất ngập nước trũng cho đến các dòng sông chảy chậm trong rừng.
Loài chim này phân bố trên thế giới ở các nơi như: Myanmar, Thái lan, Trung Quốc (Tây Nam Vân Nam), Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia.
Ở Việt Nam, chúng xuất hiện ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trước đây, cò quăm cánh xanh từng xuất hiện ở Bình Phước (An Bình), Đồng Nai (Hớn Quảng, Phú Riềng), Gia Lai (Pleiku); Hiện nay: Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên) và Kiên Giang (Hòn Chông).
Hiện nay, thì loại chim này sinh sống ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Tại đây, cò quăm cánh xanh đậu trên một vài gốc cây gỗ lớn còn lại bên bờ suối. Ở hòn Chông, loài động vật này kiếm ăn trên khu đồng cỏ ngập nước theo mùa, trên đất ruộng lúa sau thu hoạch có nước bề mặt
Sở hữu nguồn gen quý, bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng, loài cò quăm cánh xanh này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng trên phạm vi toàn thế giới, cần được chung tay bảo vệ.
Cò quăm cánh xanh đã biến mất hoàn toàn ở những vườn chim ở miền Nam trong các năm gần đây. Loại động vật này từng được các nhà nghiên cứu tìm thấy ở Vườn quốc gia Cát Tiên (3 cá thể trong các năm 1991-92), 2 cá thể vào năm 1999 tại vùng đất ngập nước Hòn Chông, Kiên Giang.
Vì mất nơi cư trú, vùng làm tổ và kiếm ăn bị thu hẹp và quấy nhiễu cùng với sự tác động của con người cũng như thời tiết khô hạn, số lượng cò quăm cánh xanh ở Việt Nam chỉ còn rất ít.
Theo Sinh vật Việt Nam, Biện pháp bảo tồn loài động vật quý hiếm này ở Việt Nam được thực hiện như sau: “Liệt trong Sách đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc Vu (sẽ nguy cấp) Nghị định 48/NĐ-CP ngày 22/04/2002 của Chính phủ về nghiêm cấm săn bắt và buôn bán Quắm cánh xanh (Nhóm IB). Ngoài Vườn quốc gia Cát Tiên ở Đồng Nai, cần điều tra nghiên cứu để phát hiện và xây dựng thêm các khu bảo vệ, như đề xuất thành lập khu bảo vệ vùng đồng cỏ Hòn Chông ở Kiên Giang (88), hoàn thiện việc xây dựng chiến lược quản lý và bảo tồn hệ thống khu bảo tồn đất ngập nước trong toàn quốc. Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ đa dạng sinh học và giáo dục cộng đồng về bảo tồn, hạn chế săn bắt các loài chim nước."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?