Loài chuồn chuồn mất ba đời để di cư 1.600km hàng năm
Duy nhất ở quốc gia này chuột được xem như thần thánh, được cung phụng hết mức / Giải mã bí ẩn ngôi mộ đôi 4.500 năm tuổi ở Ấn Độ
Nghiên cứu xuất bản hôm 19/12/2018 trên tạp chí Biology Letters lần đầu tiên hé lộ hành trình di cư của chuồn chuồn xanh Darner, theo Mother Nature Network. Các nhà nghiên cứu phát hiện quãng đường di cư của loài chuồn chuồn này rất dài và phức tạp, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ nhiệt độ và liên quan tới ít nhất ba thế hệ.
Chuồn chuồn xanh Darner. (Ảnh: MNN).
Thế hệ đầu tiên bắt đầu chuyến bay vào mùa xuân, di chuyển về phương bắc, đẻ trứng và chết. Những quả trứng nở và thế hệ thứ hai bay về phương nam vào mùa thu, nơi chúng tiếp tục sinh sản và kết thúc vòng đời. Cuối cùng, thế hệ thứ ba quay trở lại phương bắc vào mùa xuân năm sau, hoàn thành hành trình di cư khép kín.
"Do thời gian di cư cũng như sự phát triển của trứng và ấu trùng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, hiện tượng biến đổi khí hậu có thể dẫn tới những thay đổi cơ bản ở loài chuồn chuồn này và những loài côn trùng di cư tương tự. Chúng tôi nhận thấy chuồn chuồn di cư về phương bắc sớm hơn và ở lại muộn hơn vào mùa thu. Điều này có thể biến đổi hoàn toàn đặc điểm sinh học và vòng đời của chúng. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với mọi loài di cư", Michael Hallworth, nhà nghiên cứu ở Trung tâm chim di cư Smithsonia, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
CLIP: Bị đàn chó săn tấn công, báo đốm nhận cái kết ít ai đoán được