Tìm ra phương pháp mới làm giảm sinh sản của muỗi
Lật tẩy loài động vật gây hiệu ứng nhà kính không kém con người / Duy nhất ở quốc gia này chuột được xem như thần thánh, được cung phụng hết mức
Muỗi là sinh vật trung gian lây truyền các bệnh như sốt rét, sốt vàng và Zika. Muỗi cái thường hút máu để có nguồn protein sản xuất trứng, được bọc trong lớp vỏ bảo vệ.
Thực tế, hàng chục triệu người trên toàn thế giới đã mắc các bệnh do côn trùng truyền nhiễm, với hàng triệu ca tử vong mỗi năm, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới.
Chính điều này đã khiến các nhà nghiên cứu tìm mọi cách để kiềm chế sự sinh sản của muỗi. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Biology, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một con đường mới tiềm năng để diệt côn trùng.
"Mục tiêu của chúng tôi là giúp giảm bớt nỗi đau của con người ở các khu vực trên thế giới nơi muỗi truyền mầm bệnh cho con người", trưởng nhóm Roger Miesfeld, giáo sư hóa học và hóa sinh của Đại học Arizona (UA) cho biết.
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra cách làm cho loài muỗi hạn chế việc sinh sản.
Trong phòng thí nghiệm, nhóm UA đã sử dụng một dụng cụ đặc biệt để nuôi muỗi cái bằng máu người đã hết hạn sử dụng do Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ hiến tặng.
Chỉ những con muỗi được nuôi hoàn toàn mới được sử dụng trong nghiên cứu. Những con muỗi cái có khả năng đẻ khoảng 100 quả trứng trong ba ngày sau khi hút máu no nê.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một loại protein đặc biệt được đặt tên là Eggshell Organizing Factor 1 (EOF-1), rất quan trọng đối với sự phát triển của vỏ trứng ở muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Khi họ chặn hoạt động của protein này, kết quả là gần 100% con cái đẻ trứng không thể sống được do lớp vỏ trứng bị lỗi.
Thực tế có hơn 3.500 loài muỗi tồn tại, nhưng chỉ một số ít ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nhóm nghiên cứu đã đảm bảo xác định được các gene duy nhất đối với muỗi và không ảnh hưởng các loài côn trùng liên quan khác như ong mật.
Nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển một loại thuốc ức chế phân tử nhỏ để nhắm mục tiêu sử dụng có chọn lọc protein EOF-1 ở những khu vực phổ biến bệnh do muỗi truyền. Chiến lược này có thể làm giảm cơ hội gây hại cho các sinh vật khác.
Một số ý kiến cho rằng nếu làm như vậy đồng nghĩa với việc các nhà khoa học đang thay đổi hệ sinh thái. Nghiên cứu trong quá khứ cho thấy việc quét sạch muỗi sốt rét (Anopheles gambiae) có thể vẫn ổn, mặc dù những thay đổi trong hệ sinh thái sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây thận trọng hơn về những hậu quả không lường trước được. Bản thân nhóm nghiên cứu lưu ý rằng họ không có ý định loại bỏ muỗi khỏi hệ sinh thái chung. Thay vào đó, họ muốn giảm số lượng muỗi vào những thời điểm cụ thể trong năm, chẳng hạn như mùa mưa khi truyền bệnh cao nhất.
"Loại bỏ bất kỳ loài nào khỏi hệ sinh thái là một ý tưởng tồi, kể cả muỗi. Muỗi Aedes aegypti có trứng tồn tại với phôi sống tới sáu tháng giữa mùa mưa, đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi thấy gen EOF-1 là duy nhất đối với muỗi.
Sử dụng các công nghệ hiện có để áp dụng các chất ức chế EOF-1 vào lưới giường và phun xung quanh nơi con người sống là một quá trình chuyển đổi dễ dàng", một nhà nghiên cứu cho biết.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang nỗ lực để sớm đưa phát hiện mới này được đưa vào sử dụng trong thực tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?