Loài khủng long từng tồn tại trên Trái Đất cách đây hơn 65 triệu năm: Điều gì đã khiến chúng tuyệt chủng?
Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ / Tìm thấy sinh vật từ thời khủng long có 8 bộ răng, tay đầy gai ở Thái Bình Dương
Hóa thạch khủng long được phát hiện từ thời đại đồ đá mới
Ngay từ thời đại đồ đá mới, người cổ đại đã phát hiện ra hóa thạch khủng long trong địa tầng và có những ghi chép liên quan đến chùng tồn tại trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp và Ai Cập.
Sự xuất hiện của vật tổ rồng trong tô tem giáo ở nhiều quốc gia khác cũng khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng những người cổ đại đã phát hiện ra hóa thạch của loài vật đã tuyệt chủng từ lâu nay.
Mặc dù tìm thấy hóa thạch nhưng người cổ đại lại không có định nghĩa đây là loài khủng long. Khái niệm về khủng long chỉ xuất hiện khi nhà sinh vật học người Anh Richard Irwin phát hiện ra hóa thạch của chúng vào năm 1842 và nhận ra rằng những hóa thạch này hoàn toàn không tương đương với bất cứ hóa thạch của loài nào đang tồn tại trên thế giới. Richard Irwin đã đặt tên chúng là “dinosaur” (khủng long) và khái niệm sinh học mới về “khủng long” xuất hiện.
Nghiên cứu cho thấy khủng long sống từ giữa kỳ Trias đến cuối kỷ Phấn trắng và thống trị trái đất trong 150 triệu năm. Sau đó, chúng đã biến nhất vĩnh viễn trên Trái Đất. Đến nay các nhà khoa học vẫn nghiên cứu về lý do khủng long tuyệt chủng.
Khủng long bị xóa sổ khỏi Trái Đất do thiên thạch
Từ lâu, thiên thạch va chạm với Trái Đất ngoài khơi Mexico vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây hơn 65 triệu năm được cho là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của tất cả các loài khủng long. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng hàng chục nghìn năm phun trào núi lửa mới là nguyên nhân thực sự của sự kiện tuyệt chủng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Đại học Bristol và Đại học London, Anh chỉ ra rằng, chỉ có tác động của thiên thạch mới có thể tạo ra những điều kiện khiến trái đất trở thành nơi không thể sinh sống được với loài khủng long.
Theo các nhà nghiên cứu về mặt dài hạn, các núi lửa khổng lồ cũng có thể giúp sự sống hồi sinh sau vụ va chạm của thiên thạch.
Tiến sĩ Alessandro Chiarenza, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay: "Chúng tôi cho thấy rằng, thiên thạch là nguyên nhân gây ra mùa đông kéo dài nhiều thập kỷ và những tác động môi trường đó hủy hoại môi trường phù hợp với loài khủng long.
Ngược lại, ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa dữ dội không đủ mạnh để phá vỡ đáng kể các hệ sinh thái toàn cầu".
"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận, lần đầu tiên về mặt định lượng, rằng lời giải thích hợp lý duy nhất cho sự tuyệt chủng là mùa đông tác động dẫn tới xóa sổ môi trường sống của khủng long trên toàn thế giới" - trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Để xác định xem thiên thạch hay núi lửa có năng lực biến đổi khí hậu nhiều hơn, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các dấu địa chất của khí hậu và các mô hình toán học.
Kết quả cho thấy, chỉ có vụ va chạm của thiên thạch mới xóa sổ môi trường sống của khủng long. Trong khi đó, núi lửa phun trào để lại một số khu vực có thể sinh sống được ở quanh đường xích đạo, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học PNAS của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'