Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ
Những người trực tiếp "tịnh thân" cho trẻ em thành thái giám nổi tiếng nhất triều Thanh / Nguyên mẫu của Hạ Tử Vi trong lịch sử: Công chúa xinh đẹp được Càn Long sủng ái bậc nhất nhưng con trai nàng lại là trò cười cho thiên hạ
Các nhà khoa học từ Vương quốc Anh và Hungary đã phát hiện ra một loài kỳ nhông mù dưới nước (Olm) trong một hang động ở Bosnia và Herzegovina. Trong suốt quãng đời dài hơn 100 năm, chúng hầu như không ăn uống, di chuyển hoặc thậm chí là giao phối.
Proteus anguinus là loài động vật có xương sống sống trong hang duy nhất được tìm thấy ở Châu Âu. Đây là loài duy nhất của chi Proteus. Trái ngược với hầu hết các động vật lưỡng cư, nó hoàn toàn sống dưới nước và ăn, ngủ và sinh sản dưới nước. Loài này sống trong các hang động được tìm thấy tại dãy Dinaric Alps và là loài đặc hữu cho vùng nước chảy ngầm qua đá vôi rộng lớn của vùng núi đá vôi thuộc miền Trung và Đông Nam Châu Âu, đặc biệt là phía nam Slovenia, các lưu vực sông SOCA gần Trieste (Ý), Tây Nam Croatia và Herzegovina.
Gergely Balázs, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Roland, Hungary và các đồng nghiệp đã nghiên cứu về loài vật này, kể từ năm 2010. Balázs và các thợ lặn đã liên tục lặn xuống vùng Gorica. Trong hang động Vruljak ở Rebinje, hàng chục con kỳ nhông trưởng thành với chiều dài cơ thể lớn hơn 20 cm đã được nghiên cứu thông qua phương pháp đánh dấu.
Proteus anguinus, còn được gọi là sa giông mù, kỳ nhông mù, là một loài lưỡng cư có chiều dài cơ thể từ 20 đến 30 cm và chiều dài tối đa là 40 cm, là sinh vật duy nhất của họ Proteus anguinus ở Châu Âu và là loài kỳ nhông hang động duy nhất ở Châu Âu.
Loài kỳ nhông mù này cũng đôi khi được gọi là "cá người" vì màu da của chúng tương tự như của người. Tại Slovenia, nó còn được gọi bằng tên močeril. Nó lần đầu tiên được đề cập đến năm 1689 bởi một nhà tự nhiên học địa phương Valvasor tại Công viên quốc gia Glory của Carniola báo cáo rằng sau khi mưa lớn manh giông đã bị cuốn lên từ các vùng nước ngầm và làm cho người dân địa phương tin rằng họ nhìn thấy rồng hang còn non.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài kỳ nhông hang động này đã giảm các hoạt động sống của mình xuống mức tối thiểu. Hầu hết các cá thể di chuyển dưới 10 mét trong vài năm, và con di chuyển xa nhất chỉ 38 mét, thậm chí có một số cá thể nằm bất động trong nước trong suốt 7 năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con vật mù này sống trong bóng tối "Hanadu" ở vùng núi Bosnia và Herzegovina để thoát khỏi sự săn đuổi của những kẻ săn mồi, nhưng đòng thời chính điều này cũng khiến cho chúng gặp rất nhiều khó khăn để kiếm thức ăn và cuối cũng chúng đã lựa chọn tiến hóa theo cách giảm các hoạt động sống của mình xuống mức càng thấp càng tốt.
Sinh vật này đáng chú ý nhất ở sự thích nghi của nó với cuộc sống toàn bóng tối. Mắt của chúng đã thoái hóa, trong khi các giác quan khác, đặc biệt là khứu giác và thính giác thì rất phát triển. Nó cũng thiếu sắc tố trên da. Chi trước có ba ngón, chi sau chỉ có hai. Nó cũng có các biểu hiện nhi hóa, con trưởng thành có các đặc điểm khi còn là ấu trùng như mang ngoài, điều này tương tự với loài kỳ giông Mexico ở Châu Mỹ.
Trong môi trường như vậy, sa giông hang động phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được - đây là thức ăn duy nhất chúng có thể tìm thấy bằng thính giác nhạy bén của mình. Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của Axolotl diễn ra chậm đến mức tương đương với việc một người chỉ ăn một bữa trong 10 năm!
Để có thể sinh tồn trong môi trường thiếu thức ăn, loài kỳ nhông này phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được - đây cũng là nguồn thức ăn duy nhất mà chúng có thể tìm kiếm được trong môi trường sống đó. Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của loài Proteus anguinus diễn ra chậm đến mức tương đương với việc mỗi bữa ăn của chúng sẽ cách nhau khoảng 10 năm.
Proteus anguinus là một phân loài được công nhận của manh giông, nó đặc hữu của vùng nước ngầm gần Črnomelj, Slovenia, một khu vực nhỏ hơn 100 km vuông. Nó lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1986 bởi các thành viên của Viện Nghiên cứu Karst Slovenia đã khám phá nước từ núi đá vôi Dobličice mùa xuân tại khu vực White Carniola.
Tất nhiên, quá trình trao đổi chất chậm lại không phải là không có lợi, tuổi thọ của loài kỳ nhông mù này cũng có thể dài tới cả thế kỷ. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này cũng khá rõ ràng, loài kỳ nhông này rất khó thiết lập các mối quan hệ giao phối với nhau, bởi chúng gần như không di chuyển, nên cơ hội để chúng gặp gỡ nhau cũng rất khó. Theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian trung bình cho mỗi lần giao phối của chúng là 12, 5 năm và có lẽ đây cũng là động lực duy nhất để chúng di chuyển hoặc có nhu cầu di chuyển. Vì vậy, bản chất cuộc sống của loài vật này không nằm ở sự chăm chỉ và hoạt bát, mà là ở sự điềm tĩnh và bất cần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ