Loài ốc nằm trong Sách đỏ Việt Nam 'quý hơn vàng', giá mỗi con lên đến cả trăm triệu đồng
Loài vật duy nhất trên thế giới có ‘của quý’ như đại bác, con đực xếp hàng chờ được ‘ân ái’ với con cái / Những loài động vật tại Việt Nam có độc tố cực mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Ốc anh vũ có tên khoa học là Nautilus Pompilus, là loài ốc quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Việt Nam. Giới khoa học mệnh danh cho ốc anh vũ là “hóa thạch sống” vì tổ tiên của chúng tồn tại từ cách đây 400-500 triệu năm. Đến nay, số lượng ốc anh vũ sống trong tự nhiên ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung không còn nhiều. Vậy loài ốc này có gì đặc biệt?
Ốc anh vũ loài động vật chân đầu (Cephalopoda) cổ nhất còn lại, sống dưới vùng biển sâu vài trăm mét ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sở hữu chiếc vỏ cứng có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau cực kì bắt mắt, lớp xà cừ trắng bạc long lanh càng tăng thêm vẻ đẹp của vỏ ốc. Cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng còn phần còn lại bên trong thì bỏ trống. Điểm đặc biệt của loài động vật quý hiếm này là nó không bò dưới đáy biển như các loài ốc thông thường mà có khả năng “bay” trong nước biển nhờ cách hút và phun nước theo cơ chế phản lực (giống mực và bạch tuộc). Cơ chế hoạt động của nó rất giống sự hoạt động của một tàu ngầm nên còn được gọi vui là "tàu ngầm sống" của đại dương.
Thức ăn yêu thích của các con ốc anh vũ chính là cua biển. Chúng có thói quen nằm phục dưới đáy biển sâu, di chuyển bằng xúc tu hoặc phun phễu, nằm trong đá san hô và đá để phục kích con mồi. Vào những ngày sau cơn bão vào buổi chiều, ốc anh vũ kéo đàn nổi lên mặt nước kiếm ăn rồi nhanh chóng trở về đáy biển. Ốc anh vũ cũng ăn tôm và cá con.
Ngày nay, thịt ốc anh vũ chỉ là phụ phẩm, người ta khai thác nó chủ yếu để làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí nhà cửa,... với giá cả phụ thuộc vào độ lớn của ốc, có con giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2016, ốc anh vũ được xếp vào CITES Appendix II, cấm buôn bán trên phạm vi thế giới. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cũng thông báo về việc ốc anh vũ số lượng còn rất ít, từ lâu có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ở nước ta, ốc anh vũ chủ yếu sống ở khu vực Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng rất hiếm gặp chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo