Loài tôm tấn công con mồi bằng gai trên mặt
Tại sao trên dãy Himalaya lại có hóa thạch của loài cá? / Hóa thạch ở Trung Quốc tiết lộ khủng long có cổ dài 15 mét
Giả thuyết trước đây
A. canadensis được biết đến là loài "bơi giống như mực nang với các phần phụ vươn ra phía trước và các bộ phận để tăng tốc trong nước”.
Loài A. canadensis đạt chiều dài khoảng 1 mét, có hai phần phụ nhô ra trên khuôn mặt như hai cái gai lớn.
Bản thân sinh vật này được coi là một trong những loài săn mồi đỉnh cao thời kỳ đầu với khả năng săn bắt con mồi và đâm thủng chúng bằng những chiếc gai.
Trong nhiều năm, giới khoa học tin rằng thức ăn của loài này là bọ ba thuỳ (loài có bộ xương cứng cáp) cùng những con mồi vỏ cứng.
"Hồ sơ hóa thạch của đá phiến sét Burgess ở Canada đã làm dấy lên câu hỏi với chúng tôi về nguyên nhân gây ra các vết thương trên bọ ba thùy ở kỷ Cambri." - Russell Bicknell tác giả chính đồng thời cũng là nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Tự nhiên Hoa Kỳ - |
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí vào ngày 5 tháng 7, loài sinh vật có từ kỷ Cambri này chỉ có khả năng săn bắt động vật thân mềm.
Những chiếc gai chỉ để săn động vật thân mềm
Dựa trên bằng chứng hóa thạch hiện có, các nhà khoa học đã tạo ra mô hình máy tính 3D của A. canadensis.
Đồng thời, họ cũng nghiên cứu các loài động vật chân đốt tương tự ở thời hiện đại như nhện roi (bộ Amblypygi) và bọ cạp roi (Uropygi) để xem cách chúng sử dụng các phần phụ tóm và giữ con mồi.
Phần còn lại hóa thạch của A. canadensis. Ảnh: Allison Daley |
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng loài tôm này có thể rất thành thạo trong việc tóm lấy con mồi nhưng hai phần phụ trên khuôn mặt lại quá mỏng manh để đâm xuyên qua lớp vỏ ngoài cứng rắn của bọ ba thùy.
Đồng thời, bộ phận miệng dị thường của loài này không có khả năng tiêu thụ thức ăn cứng. Các đặc điểm của A. canadensis lý tưởng để truy đuổi và gài bẫy những sinh vật thân mềm bơi trong nước hơn.
Nhà nghiên cứu Bicknell cho biết: “Chúng tôi thấy rằng các gai trên các phần phụ có thể bị hư hại nếu loài A. canadensis cố gắng đối phó với những con mồi khó nhằn."
Phát hiện mới từ giới khoa học về "bữa ăn" thực sự của loài "tôm dị thường từ Canada" giúp chúng ta có cái nhìn phong phú hơn về khả năng săn mồi chuyên của các sinh vật thời cổ đại.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào