Loạt gỗ quý xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn: Từ gỗ lim cho tới trầm hương, ngày nay lại càng đắt đỏ
Nhà thần kinh học giải đáp lý do chó có thể hiểu được tiếng người / Vì sao Càn Long xây cung điện nghỉ dưỡng xa hoa toàn gỗ Kim Tơ Nam Mộc nhưng không lui tới ở?
Là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Cao đỉnh được khắc hình "Thiết mộc" - chính cây gỗ lim. Đây là loại cây gỗ quý, rất cứng và bền. Loại gỗ này thường được dùng làm cột đình, chùa, cung điện.
Bên cạnh đó, Trầm hương cũng xuất hiện trên Cao đỉnh. Đây là loại gỗ có mùi thơm vô cùng quyến rũ, là sản vật nổi tiếng của nước Việt xưa. Hình tượng "Ba la mật" cũng xuất hiện ở Cao đỉnh. Đây chính là cây mí, gỗ của loại cây này rất dễ kiếm, chống mối mọt, chịu được nước.
Chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh - Nhân đỉnh có xuất hiện hình tượng "Ngô đồng" - loại cây có nhiều ở Huế với gỗ chắc, thường được dùng làm nhạc cụ. Tiếp đó là cây "Kỳ nam" - loại trầm hương có phẩm chất cao nhất - đứng đầu danh sách các loại gỗ quý hiếm của nước Việt.
Chương đỉnh (đỉnh thứ 3) có chứa hình tượng "Thuận mộc" - là gỗ sưa. Không chỉ là loại gỗ quý ngày xưa, đây cũng là loại gỗ đắt đỏ bậc nhất trên thị trường gỗ quý ngày nay. Ngoài ra, hình tượng "Am la" là cây xoài cũng xuất hiện trên Chương đỉnh. Gỗ cây xoài mịn, thẳng và thường được để đóng đồ gia đình.
Chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh là Anh đỉnh có "Tử mộc" - cây gỗ kiến - chính là loài cây dùng để sản xuất sơn cánh kiến (dùng để quét lên gỗ nhằm tạo độ bóng, tăng độ bền).
Nghị đỉnh - chiếc đỉnh thứ năm có chứa các hình tượng là các cây như "Đàn mộc" (Hoàng Đàn), "Quế”. Đây đều là hai loại cây gỗ có mùi thơm đặc biệt. Trong khi cây hoàng đàn thường được dùng làm tượng phật và các độ dùng sang trọng thì cây quế là loại cây để được khai thác vỏ và thân gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ gỗ mỹ nghệ…
Chiếc đỉnh thứ sáu trong Cửu Đỉnh - Thuần đỉnh có hình tượng "Nam mộc"- cây gỗ chò, thường được sử dụng trong làm đồ nội thất
Chiếc đỉnh thứ bảy là Tuyên đỉnh có hình tượng cây nhãn. Gỗ cây nhãn với màu hồng bắt mắt, ít cong vênh, có hiệu quả sử dụng cao trong làm đồ gia dụng.
Chiếc đỉnh thứ thứ tám trong Cửu Đỉnh là Dụ đỉnh có hình tượng là "Tùng". Đây chính là hình tượng "Tùng" là cây tùng hay cây thông - loài cây được xem là biểu tượng cho sự trường tồn theo quan niệm Á Đông.
Chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh - Huyền Đỉnh có hình tượng "Ngũ diệp lan" - chỉnh là cây ngọc lan. Đây là loài cây thân gỗ được trồng để lấy bóng mát, có hoa thơm. Gỗ của cây này cũng vô cùng được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nằm mơ thấy kho báu dưới nhà, người đàn ông quyết đào lên không ngờ tìm thấy sông cá ngầm quý hiếm
CLIP: Báo săn hợp sức săn loài chim lớn nhất thế giới và cái kết bất ngờ
Phát hiện mỏ vàng lớn tại Trung Quốc, điều này có ảnh hưởng đến giá vàng ở thời điểm hiện tại?
Kỳ lạ bộ lạc chồng nhường phòng cho khách qua đêm với vợ, bản thân ra ngoài ngủ
CLIP: Đối đầu với đàn báo săn, linh dương đầu bò đón nhận cái kết mỹ mãn
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn