Trong buổi sơ khai của lịch sử, thủy ngân được vua chúa xem như dược liệu quý, có thể giúp con người trường sinh bất tử. Họ không hề biết nó là chất kịch độc.
Nenets, bộ lạc sống du mục hàng ngàn năm cạnh tuần lộc và những chú chó ở Bắc Cực /
Là vua nhà Hán, vì sao bị vợ "cắm sừng", biết vợ dan díu với người đàn ông khác nhưng Lưu Bang lại nhắm mắt làm ngơ?
Thủy ngân được sử dụng làm nhiệt kế, áp kê, áp suất kế, huyết áp kế, công tắc thủy ngân, đèn huỳnh quang, rơ-le thủy ngân, cùng một số thiết bị khoa học khác.
Theo sách giáo khoa môn Hóa học, thủy ngân là kim loại lỏng nặng, màu trắng bạc. So với các kim loại khác, nó dẫn nhiệt kém, nhưng dẫn điện khá tốt. Trong sản xuất đèn huỳnh quang, người ta sử dụng điện truyền qua thủy ngân, tạo ra tia cực tím sóng ngắn, làm phốt pho trong ống đèn huỳnh quang, tạo ra ánh sáng nhìn thấy được, nhờ đó, bóng đèn phát ra ánh sáng.
Sách "Bí sử hậu cung", trong buổi đầu lịch sử, khi nhận thức về khoa học còn hạn chế, người ta quan niệm rằng thủy ngân có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ. Đây là nhận định vô cùng nguy hiểm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, hoàng đế Tần Thủy Hoàng từng dùng thủy ngân để chế thuốc trường sinh bất lão, khiến ông nhiễm độc và chết sớm.
Theo sách "Lịch sử văn minh thế giới", trong thời cổ đại, người Hy Lạp sử dụng thủy ngân trong thuốc mỡ, người La Mã dùng thủy ngân làm mỹ phẩm. Vào khoảng năm 500 TCN, thủy ngân đã được sử dụng để tạo các hỗn hống với các kim loại khác.
Trong sách "Những nhân vật bí ẩn", sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530-1564) của nước Nga từng là bạo chúa khét tiếng trong lịch sử. Sau này, ông mắc bệnh điên loạn do tiếp xúc thường xuyên với các vật dụng được làm từ hỗn hống thủy ngân. Căn bệnh khiến ông điên loạn, giết cả con trai của chính mình trước khi tử vong không lâu sau đó. Một số ý kiến cho rằng có thể Ivan IV đã bị đầu độc có chủ ý bằng thủy ngân.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing