Khám phá

Long bào của hoàng đế luôn bị cấm giặt bằng nước, vậy áo bẩn phải xử lý thế nào?

Lẽ tự nhiên là chiếc áo nào mặc lâu cũng sẽ có mùi hôi, vậy vấn đề long bào bẩn phải giải quyết ra sao.

Vua chúa Trung Hoa đều mặc long bào màu vàng, tại sao Tần Thủy Hoàng lại chọn màu đen? / Vì sao Tần Thủy Hoàng “cuồng” long bào màu đen huyền bí?

Long bào là tấm áo "độc quyền" của vua. Trên long bào luôn có hình rồng - linh vật tượng trưng cho sức mạnh thiên tử. Dân thường đương nhiên không được phép thêu hình rồng lên áo, thậm chí không được thêu hình phượng hoàng vì chúng đều là biểu tượng độc quyền của hoàng cung.

Kỳ lạ ở chỗ, áo bào của hoàng đế cổ đại bị cấm giặt bằng nước. Thông thường, quần áo mặc lâu không giặt sẽ có mùi hôi và mang lại cảm giác không sạch sẽ. Hơn nữa, long bào là trang phục hoàng đế mặc hàng ngày, hà cớ sao lại cấm giặt?

Trong cung điện nhà vua, hầu hết trang phục từ vua chúa đến phi tần đều dùng phương pháp thêu, dệt. Long bào của hoàng đế luôn được dùng loại tơ tốt nhất, dệt nên loại vải xịn nhất. Tương truyền rằng, y phục của hoàng đế và hoàng hậu còn được dùng chỉ thêu bằng vàng thật, nhuộm với một lượng vàng nhất định để tỏa sáng lộng lẫy.

Long bào của hoàng đế luôn bị cấm giặt bằng nước, vậy áo bẩn phải xử lý thế nào? - Ảnh 1.
Long bào được thêu từ những loại tơ cao cấp nhất, chỉ thêu bằng sợi vàng thật, công phu vô cùng tinh xảo. Ảnh: Sohu.

Điểm trừ ở phương pháp thêu này nằm ở chỗ loại tơ tằm cũng như loại chỉ thêu bằng sợi vàng dệt nên long bào rất đặc thù. Một khi động vào nước, sợi tơ và chỉ vàng sẽ bị rửa trôi và mất đi hoàn toàn độ bóng, không còn sáng và rực rỡ như trước nữa. Vì vậy, áo long bào sẽ không bao giờ được phép giặt bằng nước.

Thay vào đó, họ sẽ dùng dầu thơm. Đây là phương án đơn giản nhất để khử mùi cho long bào. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoàng đế cũng thích mặc y phục có dầu thơm. Vì vậy, khi thấy một chiếc long bào "hơi cũ", họ sẽ… trực tiếp bỏ đi.

Thông thường, để hoàn thiện 1 chiếc long bào cần khoảng một năm. Trong cung thường có hơn 2000 nô tỳ không phải làm gì khác ngoài việc quanh năm dệt long bào cho hoàng đế. Vì vậy, số lượng long bào của hoàng đế rất lớn, nhiều đến mức mặc xong bỏ đi ngay chứ không tái sử dụng.

Tuy nghe khá lãng phí nhưng thực tế, mặc long bào cũng là một loại nghi thức. Khi tiếp đón vua chúa hay sứ giả các nước khác, chiếc long bào của một vị vua cũng góp phần thể hiện trình độ văn hoá - kinh tế - giáo dục của toàn bộ đất nước. Chính thế, việc đầu tư cho long bào là vô cùng xứng đáng dù đó là một số tiền rất khổng lồ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm