Lý do Hàn Tín chịu nhục chui háng mà không giết tên vô lại
Tam quốc diễn nghĩa: Đáp lại câu nói nổi tiếng của Tào Tháo, Lưu Bị cũng đưa ra quan điểm khiến hậu thế tâm phục / "Vùng tối" Tam Quốc diễn nghĩa: Nước cờ Đương Dương
Hàn Tín (31 - 196 TCN), là một trong những vị tướng lỗi lạc của Trung Quốc, người đã có công lớn trong việc thiết lập triều đại nhà Hán. Ông được người đời công nhận là một chiến lược gia quân sự tài ba, bất khả chiến bại, được xem là một trong “Tam kiệt” của nhà Hán cùng với Tiêu Hà và Trương Lương. Hàn Tín có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Nhưng thuở chưa thành danh, vì gia cảnh bần cùng mà ông phải chịu biết bao sự khinh rẻ của mọi người.
Tạo hình nhân vật Hàn Tín trong phim Hán Sở tranh hùng.
Ông sinh ra trong gia cảnh bần cùng, sa sút vì vậy trong lịch sử không có nhiều ghi chép chi tiết về gia đình ông. Có ghi chép nói rằng, Hàn Tín sinh sống cuộc sống thanh bần cùng người mẹ của mình. Trong nhà Hàn Tín có cất chứa binh thư và bảo kiếm vì vậy ngay từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với chúng, đồng thời ông cũng nhận được sự giáo dục tốt đẹp ngay từ bé.
Cũng có ghi chép nói rằng, tổ tiên của Hàn Tín thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội.
Sau khi mẹ qua đời, cuộc sống của Hàn Tín càng thêm khốn khó. Ông thường xuyên không có cơm ăn. Bởi vì nghèo khổ nên Hàn Tín cũng phải chịu đủ mọi ánh mắt và sự khinh bỉ, bắt nạt của người khác.
Lý do chịu nhục chui háng
Thời Hàn Tín chưa thành danh còn có một việc phát sinh lưu truyền đến muôn đời sau đó là chuyện Hàn Tín “chịu nhục chui háng”.
Thời ấy, gia cảnh bần cùng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng chí hướng của Hàn Tín đặt ở nơi cao xa, ông rất giỏi võ và thường đeo bên mình một thanh bảo kiếm.
Trong thành Hoài Âm có một kẻ vô lại là con trai của một người đồ tể, kẻ vô lại này rất ngang ngược, thường hay bắt lạt người khác. Một lần vì muốn hạ nhục Hàn Tín nên hắn ta đã ở nơi đông người mà chặn đường ông.
Kẻ vô lại nói: “Ngươi khoác kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Ngươi dám sát nhân thì chặt đầu của ta xem. Nếu ngươi không dám sát nhân thì ngươi chui háng ta mà đi”.
Đối mặt với sự khiêu khích đột nhiên xảy đến này, Hàn Tín không hề sợ hãi mà nhìn thẳng vào kẻ vô lại thật lâu. Hàn Tín biết mình có thể hạ gục tên vô lại nhưng cũng biết mình sẽ phải trả giá bằng mạng sống nếu giết hắn. Vì vậy cuối cùng thay vì chứng tỏ tài nghệ của mình, ông quyết định chui háng tên vô lại bất chấp mọi người xung quanh cười nhạo.
Sau này, Hàn Tín thường dùng sự việc này để nhắc nhở mình, làm động lực thực hiện hoài bão. Nói lên tâm đại nhẫn của bậc đại trí. Đó là một tính cách quan trọng của bậc trượng phu nếu muốn dựng nghiệp lớn trong đời. Sau này khi vinh quy bái tổ, Hàn Tín cũng không báo thù kẻ ấy, ngược lại còn cho anh ta vào làm lính trong quân của mình.
Đằng sau nỗi nhục chui háng là một hào kiệt xưa nay hiếm
Người thản nhiên chịu nhục có thể phân làm hai loại: Một loại là người có ý chí tinh thần sa sút, sống tạm bợ, chỉ biết hưởng an nhàn bản thân. Còn loại kia là người có chí hướng cao xa, co được giãn được, nhẫn chịu được gánh nặng. Đây là những người biết nhìn xa trông rộng.
Thời xưa người ta gọi họ là “hào kiệt chi sĩ”, hay “kẻ sĩ hào kiệt”. Những người này tất có khí tiết hơn người thường. Người bình thường thấy nhục liền “rút kiếm tương đấu”. Người xưa cho rằng, đây không phải là cái “dũng” của kẻ sĩ.
Người đại dũng trong thiên hạ, gặp nguy mà không kinh, gặp rủi ro vô cớ mà không phẫn nộ. Người làm được việc lớn, ắt phải có tâm đại nhẫn, có tĩnh khí, và Hàn Tín thực sự đã làm được điều này.
Cho đến tận ngày nay, những điển tích Hàn Tín chịu nhục vẫn còn được lưu truyền mãi, nhắc đến khả năng “nhẫn nhịn”, người ta đều nhắc đến ông để làm tấm gương mà noi theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm