Lý do Phật Tổ Như Lai không dám đổi tên Tôn Ngộ Không, lộ tình tiết bất ngờ fan cứng chưa chắc biết
‘Thót tim’ trước cây cầu dốc nhất thế giới: Độ cao thẳng đứng, ai nhìn cũng thấy khiếp sợ / Loại gỗ hoàng đế không kém 'gỗ vàng 9000 tỷ' nhưng nhiều người nhầm, nông dân đốn làm củi
Khi mới sinh ra đời, Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá không danh xưng. Sau này hắn một mình học võ thuật rồi lái thuyền vượt biển đến Linh Đài Phương Thốn tìm thầy học phép thuật. Tại đây, hắn thuyết phục được Bồ Đề Tổ Sư nhờ sự chân thành. Bồ Đề Tổ Sư đã đặt cho con khỉ đá cái tên Tôn Ngộ Không.
Ảnh minh hoạ.
Trong đó, Tôn có nghĩa là khỉ, Ngộ Không có nghĩa là giác ngộ được tính không. Bồ Đề Sư Tổ xếp Tôn Ngộ Không vào loại “Ngộ” thuộc hệ phái tu đạo của mình, hi vọng đồ đệ này có thể khống chế sự bướng bỉnh, buông bỏ dục vọng.
Sau này, Tôn Ngộ Không phạm lỗi bị Như Lai trấn áp giam dưới Ngũ Hành Sơn. Đến tận khi hắn hối cải quy đạo theo Phật, cùng Đường Tăng thỉnh kinh, cái tên Tôn Ngộ Không vẫn không đổi. Trong khi đó nhìn sang Trư Bát Giới, Sa Tăng đều được phong cho danh hiệu mới lần lượt là Ngộ Năng, Ngộ Tĩnh. Vậy lý do vì sao Phật Tổ Như Lai không đổi tên cho Tôn Ngộ Không?
Trong nguyên tác, khi gặp lại Tôn Ngộ Không, Quan Thế Âm Bồ Tát có ngỏ ý đặt tên thánh cho hắn, nhưng Ngộ Không từ chối: “Khỏi mất công đặt nữa, tôi tên là Ngộ Không”. Nghe xong, Quan Âm đáp: “Khi trước ta có độ hai người tu, cũng lót chữ Ngộ. Nay ngươi cũng lót chữ Ngộ nữa, trùng phái với nhau, tốt lắm, tốt lắm”.
Nhưng có một cách giải thích khác được nhiều người đồng tình hơn. Đó chính là Bồ Đề Tổ Sư vốn có mối quan hệ thân thiết với Phật Tổ Như Lai, khiến cho Phật Tổ Như Lai cũng không dám thay đổi cái tên ông đặt cho Tôn Ngộ Không.
Bồ Đề Tổ Sư là ai? Có tài liệu cho rằng ông là Thái Thượng Lão Quân của Tam Thanh, cũng có người tin ông là Phật Như Lai ở Linh Sơn hóa thân. Nhưng nguyên tác Ngô Thừa Ân tiết lộ Bồ Đề Tổ Sư vốn là Đại Trí Văn Tù Sư Lợi Bồ Tát.
Ngài từng nói khi giảng đạo rằng giáo phái của mình có 12 chữ: Quảng, Đại, Trí, Huệ, Chân, Như, Tính, Hải, Dĩnh, Ngộ, Viên, và Giác. Đời thứ sáu có chữ “Như” ở đây được cho là Như Lai, còn Tôn Ngộ Không là đời thứ mười với chữ “Ngộ”.
Giả thuyết này trùng hợp với vị thế của Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát trong Phật giáo. Ngài không chỉ là ngũ trưởng lão năm phương trên trời mà còn là một cổ Phật. Trong quá khứ, nài là thầy của 7 vị Phật, trong đó có Thích Ca Mâu Ni Phật (còn gọi là Phật Như Lai).
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm