Ly kỳ sinh vật lạ chỉ xuất hiện sau núi lửa phun trào
Khi những mầm sống đầu tiên xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, dế nham thạch sẽ lại biến mất, không để lại bất cứ dấu vết nào, giống như loài sinh vật bí ẩn này chưa từng tồn tại.
Bắt được thủy quái có hình dạng kỳ lạ như sinh vật ngoài hành tinh / Phát hiện sinh vật bí ẩn ở vực sâu nhất của Ấn Độ Dương
Dế nham thạch , tên khoa học là Caconemobius fori, là 1 trong 15 phân loài của Caconemobius, nhà dế sống rải rác theo bờ Thái Bình Dương và trong quần đảo Hawaii.
Trong khi hầu hết các phân loài dế Caconemobius đều có thể được tìm thấy dưới các tảng đá trên các bãi biển, thì Caconemobius fori chỉ xuất hiện đột ngột sau các vụ phun trào núi lửa không lâu.
Khi dung nham núi lửa vừa nguội, những con dế kỳ lạ này sẽ xuất hiện. Cũng chính bởi vì sự xuất hiện ly kỳ này, chúng được gọi là dế nham thạch.
Đặc biệt, khi những mầm sống đầu tiên xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa, dế nham thạch sẽ lại biến mất, không để lại bất cứ dấu vết nào, giống như chúng chưa từng tồn tại.
Bởi sự thoắt ẩn thoắt hiện của dế nham thạch, đến tận năm 1978, loài dế sống trong các cánh đồng nham thạch nguội mới được các nhà khoa học phát hiện, xác nhận và đặt tên.
Theo thông tin đăng tải, dế nham thạch cần mẫn gặm xác thực vật khô nát bị gió cuốn vào, mắc kẹt trong các khe dung nham và uống bọt biển. Thứ bọt biển này chứa một hợp chất protein là albumen, cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho dế nham thạch sinh trưởng.
Các nhà khoa học cũng cho biết, không giống với những loài dế khác, dế nham thạch không hề có cánh, chúng không thể bay và cũng không gáy để hấp dẫn bạn tình.
Tuy vậy khi đã có đôi có cặp, dế nham thạch sẽ giao phối rất rùng rợn. Để giao phối, con đực gần như đánh đổi cả tính mạng của mình.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản
Cột tin quảng cáo