DNVN - Trước khi đứng lên khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường, Mai Hắc Đế nổi tiếng với sự tích đánh hổ. Ít người biết rằng, sau khi ông mất, 2 con trai của ông cũng xứng để và tiếp tục quá trình chống quân xâm lược nhà Đường.
Kỳ án Trung Hoa cổ đại: Cái chết bí ẩn của hai tân nương chung chồng, chân tướng chỉ được phơi bày sau khi có quá nhiều đau thương đẫm máu /
Kỳ án Trung Hoa cổ đại: Phát hiện thi thể dưới giếng sâu, nhờ một nhát dao mà đôi "gian phu dâm phụ" bị trừng phạt thích đáng
Hổ là loài động vật có vú thuộc họ mèo, thường sống trong rừng cổ thụ hoặc đồng cỏ. Hổ thường được gọi với những tên khác như Cọp, Hùm, Kễnh, Khái, Ông Ba Mươi hay Chúa sơn lâm.
Mai Thúc Loan, chưa rõ năm sinh, mất năm 722, quê gốc ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, sau lưu lạc sang sống ở vùng đất Nam Đàn, Nghệ An. Năm ông lên 10 tuổi, mẹ ông bị hổ vồ, Mai Thúc Loan cùng dân làng vào rừng giết hổ dữ báo thù cho mẹ.
Căm phẫn trước ách áp bức bóc lột của nhà Đường, năm 713, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa ở Nghệ An, chống lại nhà Đường đô hộ. Năm 714, quân Đường bị đuổi về nước, ông lên ngôi vua, sử cũ gọi là Mai Hắc Đế.
Sau khi dựng cờ khởi nghĩa, Mai Thúc Loan cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sĩ. Cuộc nổi dậy của ông nhận được sự hưởng ứng rộng rãi trong nước và có cả sự liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp.
Trong cuộc chiến chống lại quân Đường tấn công, Mai Thúc Loan rút vào rừng ẩn náu. Rừng sâu, nước độc, ông bị bệnh chết. Cuộc khởi nghĩa từ đó bắt đầu suy yếu.
Sau khi Mai Hắc Đế qua đời, con trai ông là Mai Thúc Huy lên thay, xưng là Mai Thiếu Đế, tiếp tục sự nghiệp chống lại nhà Đường nhưng chỉ một năm sau thì Mai Thiếu Đế bị tử trận. Sau đó, người con thứ 3 của Mai Thúc Loan là Mai Kỳ Sơn lên ngôi vua ở An Hải, huyện An Lão, Hải Phòng, tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến chống giặc Đường ở miền Bắc. Do có mái tóc bạc bẩm sinh, ông được nhân dân gọi là Bạch Đầu Đế (Hoàng đế đầu bạc). Về sau, ông bị trúng tên độc chết (có nguồn ghi ông tự tử).
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing