Khám phá

Kỳ án Trung Hoa cổ đại: Phát hiện thi thể dưới giếng sâu, nhờ một nhát dao mà đôi "gian phu dâm phụ" bị trừng phạt thích đáng

Thi thể nam giới được phát hiện vào sáng sớm khiến người dân bất ngờ, vợ của nạn nhân cũng khóc lớn đến mức ngất đi.

Phụ nữ Trung Hoa thời cổ đại khi sinh con cần nước nóng liên tục là vì nó rất lợi hại hay là vì nguyên nhân nào khác? / Vì sao trẻ con thời Trung Quốc cổ đại có nhiều ngày "Tết Thiếu nhi" diễn ra suốt 4 mùa nhưng vẫn không có vị trí nhất định trong xã hội phong kiến?

Vụ án xảy ra vào thời gian Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh tại vị (khoảng năm 1644 đến năm 1661) tại huyện Nam Dương, phủ Nam Dương, tỉnh Hà Nam (nay là quận Uyển Thành, thành phố Nam Dương, Trung Quốc). Huyện phủ nơi này có một vị bổ đầu tên là Thích Hiền, tính tình hóm hỉnh, thông minh, rất giỏi truy tìm manh mối và hung thủ trong những vụ án kỳ quặc.

Vào năm Thuận Trị thứ 5 (năm 1648), Thích bổ đầu đã phá được một vụ án giết người rất kỳ lạ. Tại một trấn nhỏ ở phía Nam bờ sông Bách Hà có một người thợ nung tên là Vương Hải. Vương Hải là người trung thực, hiền hậu, có tay nghề giỏi. Anh cưới một cô vợ Tương thị trái ngược hoàn toàn với mình, cô này rất lười biếng và vụng về nhưng lại có nhan sắc kiều diễm khó ai sánh bằng.

Vương Hải từng thu nhận một người vào làm trong lò nung, người này có biệt danh là Đại Sơn, là em ruột của Lý trưởng Trương Khuê (Lý trưởng là người đứng đầu một làng xã ngày xưa). Đại Sơn thường xuyên đến nhà Vương Hải uống rượu vui chơi.

Vương Hải suốt ngày ngồi trong lò nung nóng bức, bị ám khói và mắc chứng hoa mắt nặng. Chuyện này trong trấn ai cũng biết rõ.

Vào một buổi sáng tinh mơ, theo thường lệ, những người dậy sớm nhất đã đến giếng lớn xách nước về nhà. Tuy nhiên lúc này họ phát hiện điều bất thường: Thùng gỗ nằm chổng chơ bên miệng giếng, đòn gánh thì rơi xuống bên dưới giếng. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, họ bèn cử một người xuống giếng xem xét thì vớt được một cái xác. Đó chính là Vương Hải.

Ai cũng cho rằng khi Vương Hải đi lấy nước thì bất ngờ chóng mặt rồi ngã xuống giếng. Khi biết chuyện không may xảy ra với chồng, Tương thị đã chạy ra hiện trường khóc nức nở đến mức ngất đi.

Ảnh minh họa.

Vương Hải vốn còn một người chị gái lấy chồng xa tên là Vương Anh, Vương Anh có cô con gái lanh lợi và được đặt tên là Tiểu Thanh. Tuy Tiểu Thanh mới 11, 12 tuổi nhưng đã rất hiểu chuyện. Lo lắng khi cậu mất, mợ sống một mình rất cô đơn nên đã xin phép mẹ thường xuyên đến chơi cùng mợ. Trong 1 lần tình cờ, Tiểu Thanh phát hiện Tương thị có điểm bất thường nên đã kể lại cho Vương Anh nghe.

Nghe con kể, Vương Anh bắt đầu nghi ngờ về nguyên nhân cái chết của em trai, nên đã đích thân đến huyện phủ Nam Dương khiếu nại và yêu cầu Tri huyện hạ lệnh mở quan tài khám nghiệm tử thi.

Kết quả khám nghiệm cho thấy, Vương Hải chết vì vết nứt xương sọ phía sau ót, và vết thương này không thể bị gây ra trong quá trình rơi xuống giếng nên Tri huyện cho rằng đây là một vụ án mạng và sau đó đã cử Thích bổ đầu điều tra vụ án này.

Kỳ án cổ đại: Thi thể đàn ông dưới giếng sâu, đôi giày vải bị thất lạc và nhát dao phá giải vụ án mạng thương tâm - Ảnh 3.

Thích bổ đầu tiếp nhận vụ án hơn nửa tháng nhưng vẫn không tìm thêm được manh mối nào. Trong lúc Thích bổ đầu đang bế tắc thì người đưa xác Vương Hải ra khỏi giếng cung cấp một thông tin: Vào thời điểm đó, Vương Hải không mang giày.

 

Có được manh mối, Thích bổ đầu lập tức phấn chấn trở lại, cho người rút hết nước khỏi giếng rồi tìm kiếm giày của Vương Hải trong lớp bùn dưới đáy giếng. Lúc này Lý trưởng Trương Khuê là người xung phong xuống giếng tìm giày. Một lúc sau, Trương Khuê mang lên một đôi giày vải và đưa tận tay Thích bổ đầu.

Thích bổ đầu nhìn chằm chằm đôi giày vải thật lâu, rồi đột nhiên rút dao ở thắt lưng, một nhát cắt đôi giày ra làm hai. Nhận thấy bên trong phần đế giày vẫn khô ráo dù bên ngoài ướt sũng, Thích bổ đầu liền hạ lệnh bắt trói Trương Khuê lại.

Trương Khuê dùng dằng chưa kịp lên tiếng thì Thích bổ đầu đã nói: "Bên trong đế giày vẫn khô dù bên ngoài ướt, có nghĩa là chúng chưa từng bị ngâm dưới nước trong thời gian dài. Chắc chắn là ngươi vừa đem xuống dưới đó, vẫn còn dám chối sao?".

Khi hành động bị bại lộ, Trương Khuê không còn cách nào khác là phải nói ra sự thật.

Kỳ án cổ đại: Thi thể đàn ông dưới giếng sâu, đôi giày vải bị thất lạc và nhát dao phá giải vụ án mạng thương tâm - Ảnh 4.

Hóa ra, trong những lần đến nhà Vương Hải uống rượu, Đại Sơn và Tương thị đã phát sinh tình cảm sai trái. Họ sau đó đã lập kế hoạch sát hại Vương Hải để dễ dàng được ở bên nhau.

 

Vào đêm hôm đó, Đại Sơn đang làm việc ở lò nung thì giả vờ ngất xỉu khiến Vương Hải hớt ha hớt hải cõng hắn đi tìm thầy lang. Trên đường đi, Đại Sơn đã cố ý dùng đá đập vào sau đầu Vương Hải. Sau khi chắc chắn nạn nhân đã chết, hắn kéo thi thể vứt xuống cái giếng giữa trấn.

Khi biết Thích bổ đầu đang tìm đôi giày của nạn nhân, Đại Sơn chợt nhớ giày đã rơi trong lúc hắn tìm cách phi tang. Đại Sơn vẫn giữ đôi giày của nạn nhân bên mình. Lúc đó, hắn vội tìm đến Trương Khuê nhờ giúp đỡ. Vì mạng sống của em trai, Trương Khuê buộc phải nghĩ ra biện pháp đối phó.

Trong lúc xuống giếng Trương Khuê đã mang theo đôi giày của nạn nhân. Ở dưới đáy giếng, hắn mới lấy đôi giày ra và nhúng vài lần xuống dưới lớp bùn, sau đó mang lên mặt đất, đưa lại cho Thích bổ đầu.

Hắn không ngờ mình đã rơi vào cái bẫy "lạy ông tôi ở bụi này" của Thích bổ đầu.

Mùa thu năm Thuận Trị thứ 6 (năm 1649), Đại Sơn và Tương thị bị kết án tử hình. Còn Trương Khuê bị phạt khổ sai 3 năm, lưu đày xa 3000 dặm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm