Mamba đen - rắn độc bậc nhất thế giới có biệt danh ‘nụ hôn thần chết’
Lạ kỳ loài rắn có vảy cứng như rồng trong truyền thuyết / Chuyên gia bắt rắn bị hổ mang chúa khổng lồ cắn chết

Cái tên mamba đen không đến từ màu da của chúng. Loài rắn này thường có màu olive, xám, xanh. Màu đen hiện thân cho sự chết chóc đó đến từ khoang miệng đen ngòm luôn mở rộng đe dọa con mồi và tự vệ. Với cái đầu hình chữ nhật, loài rắn này còn được gọi là "cỗ quan tài di động".

Nhiều loài rắn độc khác thường di chuyển chậm chạp, mamba đen có tốc độ di chuyển rất nhanh cùng vẻ ngoài hung dữ. Tốc độ di chuyển của mamba đen có thể lên tới 11 km/h.

Mamba đen là loài rắn độc đặc hữu của miền đông và nam châu Phi gồm các quốc gia Congo, Sudan, Ethiopia, Eritrea, Somalia, Kenya, Uganda, Tanzania, Burundi, Rwanda, Angola, Mozambique, Swaziland, Malawi, Zambia, Zimbabwe, Botswana, Nam Phi.

Mamba đen có thể sinh sống ở khu vực cao từ 1.000 đến 1.800 m so với mực nước biển, các cánh đồng cỏ rộng lớn, hốc đá, trên cây cao. Mamba đen trưởng thành có thể dài từ 2,5 đến 4 m. Tuổi thọ trung bình của loài này trong tự nhiên khoảng 11 năm.

Dù có nọc độc chết người, di chuyển nhanh nhẹn, rất hung hãn, mamba đen vẫn có thiên địch. Chim diều, lửng mật, cầy Mangut là những kẻ thù của chúng. Gặp 3 loài này, Mamba đen cũng có thể dễ dàng mất mạng, bị biến thành món ăn ngon.

Loài rắn này thường săn (thỏ đá, chuột đá), khỉ đêm nhỏ và dơi. Mamba đen thường tiêu hóa hết con mồi trong vòng 8 đến 10 giờ.

Rắn mamba đen sống đơn độc trong tự nhiên, không tương tác lẫn nhau trừ khi giao phối. Sau thời gian ấp trứng, rắn mamba non phá vỡ vỏ quả trứng bằng răng và được sinh ra với tuyến nọc phát triển đầy đủ. Vì vậy, chúng có khả năng gây ra vết cắn chết người chỉ vài phút sau khi sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'