Màn "cá cược" kinh điển của Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng: Tiếc rằng ông trời không đứng về phía Thục Hán!
Luôn miệng nói muốn phục hưng Hán thất, vậy nếu như Lưu Bị thống nhất Tam Quốc, Hán Hiến Đế sẽ có kết cục thế nào? / Nếu Lưu Bị thống nhất được 3 nước, lên nắm quyền thống trị thiên hạ, số phận của Gia Cát Lượng sẽ ra sao?
Vào năm 234 sau Công nguyên, Gia Cát Lượng đã phát động cuộc Bắc phạt lần thứ năm, đây cũng là lần Bắc phạt cuối cùng trong cuộc đời ông. Mặc dù Gia Cát Lượng đã nhiều lần khiếu khích nhưng Tư Mã Ý vẫn kiên trì cố thủ không đánh, Gia Cát Lượng thậm chí còn gửi một bộ y phục nữ cho Tư Mã Ý nhưng Tư Mã Ý vẫn kiên diễn nốt vở kịch "xin Đế cho đánh", người ngoài nhìn vào là biết Tư Mã Ý căn bản là không muốn đánh, xin được đánh chẳng qua là để ổn định lòng quân. Vậy Tư Mã Ý vì sao cố thủ không đánh?
Tạo hình Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trên phim.
Nhiều người đã hiểu lầm rằng lý do Tư Mã Ý cố thủ là bởi muốn đợi quân Thục hết lương, nhưng trên thực tế, các dữ liệu lịch sử cho thấy trong trận Bắc phạt cuối cùng, quân Thục không hề thiếu lương thực. Ngược lại, quân Ngụy mới là bên thiếu quân lương.
"Tam Quốc chí" ghi lại rằng: "Lượng mỗi hoạn lương bất kế, sử kỉ chí bất thân, thị dĩ phân binh đồn điền, vi cửu trú chi cơ. Canh giả tạp vu vị tan cư dân chi gian, nhi bách tính an đổ, quân vô tư yên". (ý muốn nói Gia Cát Lượng cho lính làm ruộng để lương thực không bị gián đoạn).
Vào trận Bắc phạt cuối cùng, Gia Cát Lượng đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến dài hạn với Tư Mã Ý, vì vậy đã cho binh trồng trọt ngay tại đất Vị Tân. Vị Tân là đất của Ngụy quốc, Vị Hà là sông của Ngụy quốc, Gia Cát Lượng có thể làm đồn điền ngay trên đất Ngụy, ngược lại Tư Mã Ý lại chỉ có thể chờ lương thực được vận chuyển tới. Hơn nữa lúc này, xe vận chuyển cũng đang chở lương thực từ đất Thục đến Ngũ Trượng. Ích Châu được gọi là "Thiên khố cho quốc", trên thực tế, lương thực không thiếu, Gia Cát Lượng sở dĩ thiếu lương thực là do "Thục đạo nán, nán vu thượng thanh thiên", đường đi không thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực, nhưng sự xuất hiện của xe ngựa đã giải quyết được vấn đề này.
Còn lúc này, tình hình của Ngụy quốc ra sao? "Tam quốc chí" ghi lại rằng: "Huống kim thiên hạ điêu tế, dân vô đam thạch chi trữ, quốc vô chung niên chi súc". Có thể thấy rằng trên thực tế, trong trận Bắc phạt cuối cùng này, áp lực về lương thực của Ngụy quốc thậm chí còn lớn hơn, nếu cứ tiếp tục như vậy Ngụy quốc e là thực sự sẽ không chống đỡ nổi. Vì vậy, Tư Mã Ý cố thủ không đánh căn bản không phải là vì muốn đợi phía Thục hết lương thực, Tư Mã Ý rốt cuộc đang đợi điều gì?
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Quân đội nhà Hán mặc dù không thiếu lương thực, nhưng họ lại phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều, đó là tình trạng sức khỏe ngày một yếu đi của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng đã bị bệnh ngay vào thời điểm này, nếu ngoan ngoãn dưỡng bệnh, ông có lẽ đã sống thêm được vài năm nữa. Còn nếu bám sát chiến tuyến, không được nghỉ ngơi tử tế, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng thêm, thậm chí sẽ không thể sống sót sang năm thứ hai. Rút hay không rút? Vì lợi ích của đất nước, vì Lưu Bị, Gia Cát Lượng bỏ mặc tình trạng sức khỏe của mình, lựa chọn tiếp tục đối đầu với Tư Mã Ý.
Vậy Tư Mã Ý làm thế nào biết được rằng sức khỏe của Gia Cát Lượng không tốt? Đó là nhờ cuộc đối thoại giữa người đưa tin và Tư Mã Ý, cuốn "Tấn thư" có ghi lại cuộc đối thoại giữa Tư Mã Ý và người đưa tin:
Đế vấn: "Gia Cát công khởi cư hà như, thực khả ki mễ?" (Gia Cát công sinh hoạt ra sao, ăn uống thế nào, ăn bao nhiêu cơm?"
Đáp: "Tam tứ thăng" (3, 4 thăng, 1 thăng=1/10 đấu, ý muốn nói ăn rất ít)
Sau hỏi tiếp về chính sự, người đưa tin đáp: "Nhị thập phạt dĩ thượng giai tự tỉnh lãm" (Phạt lính 20 trượng cũng phải tự mình giám sát)
Sau cùng Đế nói: "Gia Cát Khổng Minh kì năng cửu hồ!" (Gia Cát Khổng Minh sao có thể trụ được lâu nữa!)
Thì ra Tư Mã Ý cố thủ không đánh chính là muốn trì hoãn đợi cái chết của Gia Cát Lượng! Nhưng Tư Mã Ý lại không thể dự đoán được chính xác thì khi nào Gia Cát Lượng sẽ chết, còn bản thân lại đang gặp khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cả Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng đều đang đánh cược, Tư Mã Ý cược Gia Cát Lượng chết trước, còn Gia Cát Lượng cũng cược Tư Mã Ý hết lương thực trước, cuối cùng ai có thể thắng, đành để ông trời quyết định.
Đáng tiếc, sau tất cả, ông trời không đứng về phía Thục Hán. Gia Cát Lượng rốt cuộc đã không chờ được tới ngày Tư Mã Ý hết quân lương. Nếu Gia Cát Lượng có thể sống dù chỉ là thêm một năm rưỡi nữa thôi, kết quả có lẽ đã khác. Tư Mã Ý cố thủ không muốn đánh trực diện trên chiến trường, nguyên nhân sâu xa cũng là bởi biết bản thân không phải là đối thủ của Khổng Minh. Gia Cát Lượng cuối cùng đã thua, nhưng là thua thời gian chứ không phải thua Tư Mã Ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chỉ ở Việt Nam mới có 3 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ này! Sở hữu bộ gen 'độc nhất vô nhị' cần được bảo tồn