Mang 2 mảnh giấy vụn nộp cho Cục Di tích Văn hóa: Sau khi biết giá trị thực, người đàn ông 'lỗ' 200 triệu NDT!
Phát hiện "thành phố vàng" trong truyền thuyết, đầy bảo vật độc nhất vô nhị / Bảo vật "đen đủi" nhất: Tạo tác từ 3,5 tấn ngọc quý hiếm rồi làm hũ muối dưa suốt 300 năm
Đó là vào một ngày giữa tháng 8 năm 1945, Lưu Trung Hán, một công dân của thành phố Trường Xuân đang đi dạo trên phố. Ngang qua một quầy hàng nhỏ bày bán những bức tranh thư pháp và tranh vẽ, ông thích thú đi vào. Trong rất nhiều bức tranh tuyệt đẹp, Lưu Trung Hán đặc biệt chú ý tới 2 mảnh giấy vụn cũ kỹ.
Chữ viết trên 2 mảnh giấy vụn đã thu hút sự chú ý của Lưu Trung Hán. (Ảnh: Kknews)
Sau khi đọc những dòng chữ trong 2 cuộn giấy, Lưu Trung Hán không thể rời mắt khỏi chúng. Cuối cùng ông quyết định mua 2 cuộn giấy với mức giá 10 tệ sau một hồi mặc cả. Lưu Trung Hán lấy chữ viết trên 2 mảnh giấy làm mẫu để luyện tập thư pháp và thường xuyên mang chúng ra để nghiên cứu. Tuy chỉ coi là 2 mảnh giấy vụn nhưng ông cất giữ chúng vô cùng cẩn thận.
Lưu Trung Hán mất đi, hai cuộn giấy được chuyển lại cho con trai của ông là Lưu Cương. Lưu Cương không phải người thích thư pháp giống cha nên ông đã cất chúng lên gác mái. Bẵng đi hơn 30 năm, sau khi Luật Bảo vệ Di tích Văn hóa được ban hành, Lưu Cương chợt nhớ ra 2 mảnh giấy vụn của cha mình năm nào, ông mang chúng tới gặp một chuyên gia khảo cổ tại địa phương nhờ thẩm định.
Cận cảnh nét chữ thư pháp đầy mạnh mẽ của cư sĩ Tô Đông Pha. (Ảnh: Kknews)
Nào ngờ, khi nhìn thấy 2 mảnh giấy vụn này, chuyên gia vô cùng phấn khích nói với Lưu Cương rằng "Đây là bút tích của cư sĩ nổi tiếng Tô Đông Pha, tuổi đời của chúng phải được 1.000 năm rồi, Chúng đích thực là di vật văn hóa vô cùng quý giá".
Ngay lập tức, chuyên gia khảo cổ liên hệ với Bảo tàng tỉnh Cát Lâm để báo cáo sự việc.
Các chuyên gia của bảo tàng đã thẩm định lại và xác nhận 2 cuộn giấy này là 2 cuốn sách cổ được viết bởi Tô Đông Pha. Trong đó, một cuộn có tên là "Động Đình xuân sắc phú" và cuộn còn lại là "Trung Sơn tùng lao phú".
Theo ghi chép trong sử sách, Tô Đông Pha đã viết 2 tác phẩm này vào năm Thiệu Thánh thứ nhất (năm 1094). Hai cuộn sách cổ này được hoàng đế Càn Long tìm thấy và cất giữ trong cung. Sau này, khi vua Phổ Nghi bị ép rời Tử Cấm Thành đã mang theo những bức tranh và thư pháp quý hiếm tới Trường Xuân.
Hiện nay, 2 cuộn sách cổ đang được trưng bày ở bảo tàng tỉnh Cát Lâm. (Ảnh: Kknews)
Tới năm 1945, khi quân Nhật đánh chiếm tới đây, Phổ Nghi vì bỏ trốn nên chúng bị bỏ lại. Kết quả là, nhiều bức tranh thư pháp bị lính canh cướp đi và bán lại cho các cửa hàng buôn bán đồ cổ. Sau khi biết được ngọn ngành, Lưu Cương quyết định tặng lại 2 cuộn sách cổ cho bảo tàng Cát Lâm. Đại diện bảo tàng đã trao cho ông 1.900 NDT tượng trưng cùng một giấy chứng nhận.
Hiện nay, 2 mảnh giấy vụn mà Lưu Trung Hán đã mua được xác nhận là bảo vật quốc gia và đang được trưng bày tại bảo tàng.
Các chuyên gia định giá, giá trị của chúng không dưới 200 triệu NDT. Khi biết thông tin này, nhiều người cảm thán thật tiếc cho Lưu Cương đã bỏ qua một món hời lớn như vậy nếu bán được chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc