Khám phá

Mặt Trăng của Trái Đất là "vật thể bị đánh cắp"?

Nghiên cứu mới đã lật ngược giả thuyết về việc Mặt Trăng ra đời từ mảnh vỡ của Trái Đất và hành tinh Theia.

Xem Tây Du Ký 38 năm chưa chắc biết hết 3 chủ nhân từng sở hữu gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không / Những sinh vật bí ẩn gây tranh cãi suốt hàng nghìn năm qua: Số 1 là linh thú cao nhất của Việt Nam

Các nhà thiên văn học Darren Williams và Michael Zugger của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã xác định một số bằng chứng mới có thể giải thích về nguồn gốc của Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.

Mặt Trăng của Trái Đất là "vật thể bị đánh cắp"?- Ảnh 1.

Mặt Trăng có thể là vật thể mà Trái Đất vô tình đánh cắp được trong liên đại Hỏa Thành - Minh họa AI: ANH THƯ

Theo giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất, dựa trên các bằng chứng về sự đồng nhất vật liệu giữa Trái Đất - Mặt Trăng và mô hình va chạm trong hệ Mặt Trời sơ khai, Mặt Trăng là "con chung" của Trái Đất và Theia.

Theia là tên một hành tinh giả thuyết to cỡ Sao Hỏa, được cho là đã lao vào Trái Đất sơ khai khoảng 4,5 tỉ năm trước, tức đầu liên đại Hỏa Thành.

Vụ va chạm khiến vật liệu hai thiên thể hòa trộn với nhau, tạo thành Trái Đất ngày nay. Một phần các mảnh vỡ bắn lên quỹ đạo Trái Đất, dần kết tụ thành Mặt Trăng.

Mặc dù được nhiều bằng chứng ủng hộ, đó vẫn chỉ là một giả thuyết.

Theo các kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa họcThe Planetary Science Journal,có một khả năng khác nảy sinh: Thiên thể mang tên Mặt Trăng có thể là "vật thể bị đánh cắp" giống mặt trăng Triton của Sao Hải Vương.

 

Triton quay quanh Sao Hải Vương theo hướng ngược lại với các vệ tinh còn lại và theo một góc khác.

Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng nó là một vật thể thuộc Vành đai Kuiper ngoài rìa hệ Mặt Trời, vô tình di chuyển ngang và bị mắc kẹt lại bởi lực hấp dẫn của Hải Vương Tinh.

Đối với Mặt Trăng của Trái Đất, cũng có một bất thường chưa được giải thích: Quỹ đạo của nó quanh Trái Đất không thẳng hàng với đường xích đạo như chúng ta mong đợi đối với một vật thể kết tụ từ đám mây mảnh vỡ.

Chỉ có hai kịch bản có thể xảy ra. Một là có tác động nào đó khiến quỹ đạo vệ tinh này bị lệch đi. Giả thuyết thứ hai, hợp lý hơn, đó là nó không kết tụ từ đám mây mảnh vỡ nào cả.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, tuy nhỏ hơn Sao Hải Vương nhiều, hành tinh của chúng ta vẫn đủ sức để bắt giữ một vật thể to cỡ Sao Thủy hoặc thậm chí là Sao Hỏa.

 

Điều đó cho thấy nó có thể đã bị địa cầu đánh cắp từ tay một thứ gì đó khác, hoặc đơn giản là một vật thể to lớn hình thành trực tiếp từ đĩa tiền hành tinh của hệ Mặt Trời, bị mắc kẹt vào quỹ đạo Trái Đất hàng tỉ năm trước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm